Hiện nay, các thế lực thù địch đưa
ra nhiều ý kiến mang tính phiến diện, cực đoan, thể hiện cái nhìn thiếu khách
quan, thậm chí luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo
của Việt Nam được diễn giải theo mưu đồ chính trị nhằm phủ nhận sự đổi mới
chính sách về tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Một số cá nhân,
tổ chức cực đoan ở nước ngoài có tư tưởng thù địch với chế độ có quan điểm lệch
lạc cho rằng, Việt Nam có “hai chính sách tôn giáo”: chính sách bảo đảm trên
hình thức và “chính sách” không bảo vệ, thông qua “cơ chế xin - cho” và tạo lập
các “tôn giáo quốc doanh”. Họ thông qua nhiều hình thức như tổ chức các cuộc
hội luận, họp báo, phát tán tài liệu, đăng đàn nhiều quan điểm trên không gian
mạng... để tuyên truyền xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “kiểm soát tôn
giáo”, khiến cho các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc phải im tiếng hay biến thành
công cụ của Nhà nước. Mục đích của những luận điệu này là tập trung gây chia
rẽ, khoét sâu mâu thuẫn giữa tôn giáo với chính quyền.
Quan điểm sai
trái của một số cá nhân, tổ chức bất mãn trong nước, Việt Nam thực hiện chính
sách “độc tài cai trị”, “đàn áp tôn giáo”, khống chế không gian phát triển của
tôn giáo.
Một số tổ chức,
cá nhân trong nước tận dụng những kẽ hở của luật pháp và những bất cập, sơ hở
trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo để gây bất ổn về an ninh
trật tự tại địa phương. Chúng triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện
liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo nhằm chính trị hóa sự việc,
kích động hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc, nghi ngờ trong xã hội. Một số tu sĩ, chức sắc có mưu đồ xấu và nhận thức
lệch lạc nêu vấn đề, muốn có tự do tôn giáo phải thành lập khu tôn giáo tự trị
hòng gây chia rẽ đoàn kết tôn giáo.
Lật tẩy những nội dung, cách thức xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch, chúng ta thấy rằng:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam được pháp luật bảo hộ và luôn được bảo đảm, thực thi trong thực tế
Việt
Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế
Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ
thống pháp luật liên quan đến tự do tôn giáo tương đối hoàn chỉnh, từ Hiến pháp
năm 2013, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
năm 2016. Với sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam cơ bản đã xây
dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp về tôn giáo làm công cụ pháp lý cho việc bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; Việt Nam cũng là một trong
số ít quốc gia trên thế giới ban hành luật riêng về tự do tôn giáo (hơn 20 quốc
gia ban hành luật riêng về tôn giáo). Việc tổ chức, triển khai thực hiện chính
sách và luật pháp về tôn giáo được quan tâm coi trọng, quyền tự do tôn giáo của
mọi người được bảo đảm trong thực tế theo quy định của pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam luôn được thực hiện trong thực tiễn, được pháp luật bảo hộ và được
chính quyền tạo điều kiện.
Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi
động ở khắp các vùng, miền, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp xã hội, nhất là
vào dịp đầu năm, lễ hội truyền thống. Tín đồ các tôn giáo đều thực hiện sinh
hoạt tôn giáo thường xuyên trong gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền
thống của mỗi tôn giáo. Các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động, nhiều sinh hoạt tôn
giáo diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài, thu hút một số lượng rất lớn,
không chỉ tín đồ, mà cả những người không theo tôn giáo tham dự.
Đảng và Nhà nước ta luôn đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều
kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và pháp luật. Chúng ta
kiên quyết phản bác các luận điệu lợi dụng sự kiện đối tượng Thích Tuệ Sỹ chết
nhằm kích động tín đồ tôn giáo biểu tình, đòi tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý
của Nhà nước. Chúng ta sẵn sàng nhận
diện và đấu tranh không khoan nhượng với mọi mưu đồ lợi dụng tôn giáo để chia rẽ,
phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục
tiêu, lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn là
“độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét