Sau 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhất là Báo cáo chính trị đã nêu những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh Quốc gia (ANQG) so với Đại hội XII, đó là: Lần đầu tiên xác định “an ninh con người”, bảo vệ “an ninh con người” nhằm cụ thể hóa các tư tưởng lập hiến đã nêu trong Hiến pháp 2013 và trở thành các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước từ năm 2021 đến 2025, 2030 (100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến năm 2045 (100 năm thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Như vậy, Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng. Đại hội XIII xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân. Xã hội văn minh ngày càng đề cao con người, bao gồm cả quyền chính trị, quyền dân sự, quyền xã hội như là trung tâm, động lực và mục tiêu của phát triển. Vì vậy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là vấn đề quan trọng, là nội dung cơ bản của bất kỳ một bản hiến pháp nào trên thế giới.
Tuy nhiên, cùng với việc cố tình phủ
nhận thành tựu, kết quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được, các thế lực
thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội chính trị ở trong nước và ở nước
ngoài không ngừng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với tính chất ngày
càng gay gắt, quyết liệt, trong đó “dân chủ, nhân quyền” là chiêu bài mà các
đối tượng vẫn thường dùng để lợi dụng kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn
định chính trị – xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhận diện hoạt động lợi dụng vấn đề
nhân quyền chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.
Nhiều năm qua,
hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam đang được các thế lực thù
địch cả trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh. Chúng triệt để lợi dụng vấn
đề nhân quyền để tác động chuyển hóa nội bộ, gây sức ép về chính trị, kinh tế,
ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam; kích
động biểu tình, phá rối an ninh, trật tự (ANTT), gây bạo loạn nhằm gây mất ổn
định về chính trị, xã hội và ANTT ở Việt Nam; hậu thuẫn, thúc đẩy hình thành
các lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua
đó nhằm phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội. Luận điệu tuyên truyền xuyên tạc
của các thế lực thù địch thường tập trung chính vào một số lĩnh vực:
Thứ nhất, phủ nhận thành tựu, thực tiễn về các giá trị lý luận,
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ,
nhân quyền; lợi dụng các hiệp định, dự án hợp tác với nước ngoài nhằm phá hoại
và làm chệch định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam; phê phán,
xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội
họp. Chỉ trích chính quyền “trì trệ” trong việc xây dựng và ban hành Luật Biểu
tình để tiếp tục dung túng bạo lực, đàn áp, bắt, giam giữ những nhà hoạt động
nhân quyền, có ý kiến “phản biện” Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, kích động vấn đề dân tộc và xuyên tạc, vu cáo Đảng,
Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo. Các thế
lực thù địch, tổ chức phản động xuyên tạc cho rằng: nhiều văn bản pháp luật
Việt Nam không tương đồng với các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ ba, kích động, xuyên tạc trên các lĩnh vực giáo dục – đào
tạo, văn hóa – nghệ thuật, đạo đức, lối sống. Tăng cường triệt để hoạt động
tung “tin giả” với sự “phụ họa” của truyền thông đại chúng theo cơ chế thị
trường và dựa trên nền tảng Internet, mạng xã hội nhằm phá hoại kỷ cương, tình
hình trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy sự suy đồi, rối loạn tư tưởng, đạo đức,
lối sống trong xã hội hiện nay.
Thứ tư, kích động các cá nhân, tổ chức trong nước tổ chức bạo
động, bạo loạn và “nhờ” nước ngoài can thiệp, “quốc tế hóa” các vấn đề để mưu
toan gây mất uy tín cho Việt Nam.
Chủ động đấu tranh, phản bác những
luận điệu xuyên tạc, “lợi dụng nhân quyền” chống phá Việt Nam
Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý
luận chống các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh rất lâu dài và
đặc biệt khó khăn. Chúng ta phải nhận thức đây là cuộc đấu tranh của những
người cộng sản kiên trung chống lại cuộc chiến “không khói súng” nhưng rất nguy
hiểm của các thế lực thù địch, tổ chức phản động. Đảng và Nhà nước ta đã và
đang kiên quyết, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương, nhiệm vụ quy định tại
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 22/10/2018, về “Tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới”, đặc biệt Việt Nam luôn tôn trọng, thực hiện và bảo vệ các
quyền con người, coi con người là trung tâm của mọi lĩnh vực phát triển.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn xác định rõ tư tưởng và đường lối chỉ đạo về quyền con người làm cơ sở
cho việc bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền con người. Các tư tưởng chỉ đạo
được thể hiện rõ trong văn kiện chính trị của các kỳ Đại hội Đảng, trong chiến
lược xây dựng kinh tế – xã hội dài và ngắn hạn, trong Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam. Cùng với việc tôn trọng và ghi nhận các tư tưởng chỉ đạo về quyền con
người, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng thể hiện rõ quyết tâm chính trị trong
việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người thông qua việc phê chuẩn, gia nhập các
điều ước quốc tế về quyền con người và những nỗ lực nội luật hóa các điều ước
đó.
Công tác phòng, chống hoạt động lợi
dụng dân chủ, nhân quyền nhằm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
đã và đang đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng và sự
quản lý, điều hành của Nhà nước. Các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền từ
Trung ương đến địa phương đã tích cực tổ chức, thực hiện. Theo đó, các cơ quan
chức năng thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền để đấu tranh đồng thời
phản bác, ngăn chặn những luận điệu phủ nhận thành tựu về dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam.
Công tác thông tin, tuyên truyền
được đẩy mạnh, nhận thức xã hội, thông tin đối ngoại về thành tựu bảo vệ, bảo
đảm quyền con người, quyền công dân được nâng cao. Các cơ quan báo chí, truyền
thông phát huy tốt vai trò trong công tác bảo vệ, đấu tranh trên lĩnh vực quyền
con người, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước, đặc biệt là thực hiện Quyết định số 16/QĐ-TTg, ngày 02/3/2018, của Thủ
tướng Chính phủ, về “Đề án nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về quyền con
người ở Việt Nam”.
Nội dung, phương thức, biện pháp đấu
tranh trên lĩnh vực quyền con người luôn được đổi mới, có hiệu quả. Các hình
thức đấu tranh trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc được đa dạng hóa;
mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp, công khai, minh bạch, dân chủ,
góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, đồng thuận, ủng hộ.
Các cơ quan chức năng thực hiện tốt
công tác phối hợp trong ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp
luật, chống phá, gây mất ổn định chính trị – xã hội tại Việt Nam. Đã tích cực
thực hiện kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác
đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực quyền con người.
Đồng thời, lắng nghe, tổng hợp dư luận xã hội, tiếp nhận ý kiến giám sát, phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, qua đó nâng
cao hiệu quả đấu tranh. Coi trọng phát hiện các yếu tố tích cực, điển hình tiên
tiến, những cán bộ, đảng viên, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong các dân
tộc thiểu số tiêu biểu để tuyên dương, rút ra những bài học, kinh nghiệm. Quan
tâm đẩy mạnh xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đấu tranh có hiệu quả với
các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền
ở Việt Nam trong thời gian tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét