Trong
bối cảnh các thế lực thù địch lợi dụng môi trường internet để chống phá Đảng ta
bằng những âm mưu, thủ đoạn thâm độc nhằm phản bác nền tảng tư tưởng của Đảng,
chúng ta cần xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng.
Việc
làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ để chống lại những âm mưu, thủ
đoạn đó, mà còn góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng
trong tình hình mới.
Cấp
thiết xây dựng “Thế trận lòng dân”
Theo
Sách trắng Thương mại điện tử của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công
Thương), khoảng 75% triệu người Việt đã tiếp cận với internet (năm 2022). Người
Việt ở độ tuổi 16-64 dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để sử dụng internet. Với số lượng
người dùng đông đảo như trên, có thể thấy việc truyền tải thông tin qua
internet có vai trò rất lớn đến hoạt động tuyên truyền, góp phần bảo đảm sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thông qua các công cụ lưu trữ, những tài liệu, ấn
phẩm, nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được phổ biến
trên mạng với tốc độ cao, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
Song,
cũng trên không gian mạng các thế lực thù địch, phản động sử dụng các nội dung
và thủ đoạn chống phá rất đa dạng; lợi dụng những vấn đề phức tạp, nổi cộm trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường để suy diễn, quy chụp, khuyếch
đại. Để đấu tranh chống lại những thông tin xấu độc đó, việc xây dựng “thế trận
lòng dân” trên không gian mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần làm thất
bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Việc
xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng còn góp phần ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng.
Phát
huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên
Những
năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng nỗ lực xây dựng “thế trận lòng dân”
trên không gian mạng, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt, Luật An ninh mạng đã quy định về
hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không
gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tuy
nhiên, các thế lực thù địch không ngừng sử dụng nhiều chiêu thức để phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng, với việc
đăng tải hàng nghìn bài viết tấn công, bôi nhọ, chống phá. Bên cạnh các trang mạng
công khai, chúng còn tạo lập các nhóm kín trên mạng xã hội theo vùng, khu vực
nhằm thu hút và tập hợp lực lượng tham gia chống phá với nhiều hình thức như
đưa tin, viết bài, phỏng vấn, livestream để chống phá sự nghiệp cách mạng và phủ
nhận những thành tựu đổi mới của dân tộc ta. Những phần tử bất mãn, cơ hội
chính trị tìm mọi cách lôi kéo cộng đồng mạng tham gia vu khống, bôi nhọ Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng đòi từ bỏ sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi thực thi chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng đối
lập; đối lập kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa; khoét sâu các
mâu thuẫn, bất công trong xã hội nhằm phá vỡ sự đoàn kết toàn dân; li gián Đảng
với nhân dân…
Để
xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng cần thấm nhuần quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí trung tâm của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt quan điểm “dân
là gốc”, các cơ quan Đảng và Nhà nước cần giữ được tinh thần đoàn kết, sự đồng
thuận, đồng lòng, ý chí quyết tâm… của toàn thể "cư dân mạng". Để
"cư dân mạng" tin tưởng vào nền tảng tư tưởng của Đảng, cần tập trung
vào công tác tuyên truyền xây dựng cách ứng xử trên không gian mạng. “Dân là gốc”
trên không gian mạng chính là nói lên tiếng nói của người dân, bảo vệ quyền lợi
chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Khi lợi ích của "cư dân mạng" thống
nhất với lợi ích của dân tộc thì "cư dân mạng" sẽ có thêm niềm tin và
sức mạnh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hơn
ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của
mình trong việc đấu tranh một cách quyết liệt, không khoan nhượng với những
quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Mỗi
đảng viên cần ra sức học tập, tu dưỡng để nhận thức sâu sắc về nền tảng tư tưởng
của Đảng và nâng cao hơn nữa bản lĩnh cách mạng trong cuộc đấu tranh chống lại
các thế lực thù địch trên không gian mạng.
Cùng
với đó là đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông, tập trung giáo dục về chủ
nghĩa yêu nước, phát huy tính tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, tinh thần đại
đoàn kết toàn dân; giáo dục nhận thức, niềm tin về bản chất cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc
đổi mới, hội nhập quốc tế. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để
bảo vệ chủ quyền biển đảo; bồi đắp nền tảng tinh thần, lý tưởng cách mạng cao đẹp;
lan tỏa những tấm gương tập thể, cá nhân điển hình để nhân lên sức mạnh của các
tầng lớp nhân dân trong xây dựng và bảo vệ môi trường không gian mạng lành mạnh.
Xây
dựng nội dung cần bảo đảm phù hợp với độ tuổi, vùng, miền; tránh tuyên truyền bằng
bài viết dài dòng khiến người đọc cảm thấy nhàm chán; thiết kế những nội dung kết
hợp hài hòa kênh chữ và kênh hình… Đồng thời, cần xây dựng nội dung sao cho có
sự tương tác, phản hồi để qua đó các cơ quan nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện
vọng, mong muốn của nhân dân, từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực
tiễn của đất nước, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước. Nội dung tuyên truyền cũng cần phải đổi mới, thời sự,
cập nhật, chính xác, phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
Đáng
lưu ý, đối tượng tuyên truyền cần được mở rộng. Hiện nay, việc tuyên truyền về
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn hạn chế ở đối tượng tiếp nhận. Do
đó, thời gian tới, chúng ta cần thu hút được toàn thể nhân dân Việt Nam nói
chung và "cư dân mạng" nói riêng. Việc tuyên truyền, giáo dục nền tảng
tư tưởng của Đảng cần nhất quán, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc,
vùng miền, tuổi tác, không phân biệt người sống trong nước hay nước ngoài.
Bên
cạnh đó, chúng ta cần tăng cường sự đoàn kết quốc tế, giữ cho “trong ấm, ngoài
êm”, đẩy mạnh thu hút cả những "cư dân mạng" yêu chuộng hòa bình trên
thế giới tham gia vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Đặc
biệt, nhiệm vụ quan trọng là tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng,
các cơ quan quản lý nhằm nhận diện và đấu tranh với các luận điệu sai trái trên
không gian mạng.
Quá
trình xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng cần gắn kết giữa “xây”
và “chống”. Các cơ quan nhà nước cần làm tốt vai trò “gác cổng” không gian mạng
bằng việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất, nâng cấp hệ thống công nghệ
thông tin; bổ sung nguồn nhân lực chuyên trách đảm nhận xử lý các thông tin xấu,
độc, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng; sử dụng các công cụ hiện đại để thiết
lập hàng rào kỹ thuật nhằm sàng lọc, xét duyệt, ngăn chặn các thông tin phản
cách mạng. Để không bị động trước những thông tin chống phá của các thế lực thù
địch, còn cần xây dựng dữ liệu đấu tranh, tập hợp lực lượng nhân dân có bản
lĩnh chính trị vững vàng, tư duy nhạy bén, có khả năng lập luận, phản bác quan
điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Công
cuộc xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng là nhiệm vụ lâu dài và
nhiều thách thức. Vì vậy, để công tác này thực sự mang lại hiệu quả thiết thực
cần phối hợp thực hiện nhiều biện pháp. Trong quá trình triển khai, chúng ta cần
chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trên không gian mạng để kịp thời định
hướng, củng cố niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và tích cực phản bác các quan điểm sai trái, thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét