Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

NVE40- VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC TRONG DỊP KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN

 

Xuyên tạc sự thật việc thực thi và bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam về bản chất là cùng chung chiêu trò thâm độc để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, chống phá Đảng và chế độ, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập...Bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” ra đời cách đây 75 năm là dấu mốc quan trọng khẳng định khát vọng, mục tiêu chung và nhu cầu phổ quát của nhân loại về quyền con người. Ở Việt Nam, những tư tưởng và giá trị của Tuyên ngôn nhân quyền luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, thực thi đầy đủ, nghiêm túc, trách nhiệm. Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền để chống phá.

Nhân quyền hay quyền của con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền là danh từ trong sáng, dùng để chỉ một trong những giá trị căn cốt của loài người. Kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12) là dịp để Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên tôn vinh những giá trị cao cả cùng những thành tựu đạt được trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.

Với Việt Nam, những thành tựu ấy được minh chứng cụ thể qua việc không ngừng nâng cao đời sống, bảo vệ các quyền hợp pháp của người dân, đồng thời tích cực đóng góp cho nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới. Song bất chấp thực tế mà nước ta đạt được trong bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, hội nhóm, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, những tổ chức mượn danh “nhân quyền”, hãng truyền thông hải ngoại định kiến với Việt Nam lại dùng những chiêu bài xảo trá để đả phá cụ thể: Chúng mượn ngày Nhân quyền quốc tế, một số tổ chức thường ra thông báo, cáo trình bày tỏ quan điểm đánh giá sai sự thật về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Trong đó, tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) “kêu gọi Việt Nam cải tổ gấp quyền con người trước kỳ kiểm định phổ quát sắp đến” nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm các luật lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Mặc dù mang cái tên rất mỹ miều là “Giám sát nhân quyền” nhưng mọi hoạt động của tổ chức này đều thể hiện rõ tâm địa xấu xa, mưu đồ và động cơ chính trị đen tối, thấp hèn. Dù không có mặt ở Việt Nam, không khảo sát thực tiễn, không có những tài liệu chính thống, không hiểu được tình hình nhân quyền ở nước ta nhưng HRW lại luôn tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền Việt Nam, kêu gọi Việt Nam “cần khẩn cấp cải tổ quyền con người”. Các thông tin mà HRW có được thực chất từ một vài tổ chức, cá nhân bất mãn, cơ hội chính trị cung cấp. Điều này cho thấy rõ âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam của HRW.

 Đồng hành chúng sử dụng chiêu bài trao giải thưởng nhân quyền cho các đối tượng có hoạt động chống phá Tổ quốc, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vào ngày 18/11/2023, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN) có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố cái gọi là “Báo cáo nhân quyền 2022-2023” để xuyên tạc kỳ thị tôn giáo, dân tộc đồng thời cổ vũ cho những đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc tiến hành các hoạt động trái pháp luật, phá hoại đất nước. Đều đặn hằng năm, mạng lưới này còn tiến hành xét họp, bình chọn, công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”. Đối tượng nào có “thành tích” chống phá đất nước càng nhiều thì tỷ lệ được trao giải thưởng càng cao. Năm nay, các đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng – những kẻ đang phải chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước được tổ chức này “vinh danh”, tán dương.

Chúng ta cần khẳng định quyền con người là những quyền tự nhiên của con người mà không có bất cứ ai, tổ chức, thể chế chính trị nào có thể tước bỏ. Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm về quyền con người, đó là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Quyền con người được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người và dành cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người đều mang tính phổ quát, là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.

Ở Việt Nam, khái niệm về quyền con người được thể hiện đậm nét trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng công bố tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Năm 1945, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được khai sinh (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam), quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013. Hiến pháp năm 2013 là đạo luật gốc, là văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận một cách toàn diện, cụ thể các quyền con người và nội dung các quyền này đã được trình bày xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp.

Theo đó, tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đồng thời, cũng tại Điều 14 nêu rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Tại Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều lấy con người là trung tâm, phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phát triển đất nước phồn vinh, tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Điều này đã được các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng chỉ rõ, đặc biệt Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Vì vậy mỗi người dân cần nhận thức đúng đắn vấn đề nhận quyền, tích cực đấu tranh với những luận điệu sai trái, phản động./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...