“Ngoại giao cây tre Việt Nam” là khái niệm được nhắc đến nhiều trong 2 năm trở lại đây mỗi khi đề cập chính sách đối ngoại của Việt Nam. Khái niệm này không phải là một trường phái ngoại giao mới mà là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng ta đã thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, đóng góp quan trọng vào những thành tựu mà đất nước đã và đang đạt được. Và mới đây nhất khi Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ và Nhật Bản thì đã có nhiều bài viết với những suy luận phản động, xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những kẻ đó không hiểu hay cố tình xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt nam, nhưng người dân Việt nam thì hiểu rõ cây tre và hình tượng ngoại giao “cây tre Việt nam”, bởi vì:
Thứ
nhất, cây tre luôn gắn bó với con người, làng quê, dân
tộc Việt Nam, tạo nên cốt cách riêng của nền văn hóa, con người Việt Nam. Tre
phục vụ đất nước, phục vụ người dân, gắn chặt với cuộc sống của người dân Việt
Nam: Là nguyên liệu tạo nên công cụ lao động, để làm nhà, làm rào chắn, làm vũ
khí… Ngoại giao cũng như vậy, phục vụ đất nước từ những điều nhỏ bé đến mục
tiêu lớn lao, trong mọi tình huống, hoàn cảnh. Cũng như tre dựa vào thổ nhưỡng,
ngoại giao dựa vào thế và lực của đất nước, luôn góp phần bảo vệ và làm gia
tăng vị thế và uy tín của đất nước. Nếu tre bắc cầu nối bờ bến thì ngoại giao
cũng bắc nhịp cầu hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển, hiểu biết và
giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia, giữa đất nước và thế giới.
Trái
ngược với sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, nền ngoại giao Việt Nam thực
hiện một chiến lược ngoại giao đa phương, tìm kiếm hợp tác, quan hệ với nhiều
quốc gia, tổ chức trên thế giới với nền tảng văn hóa, truyền thống hữu nghị,
hòa hiếu, khoan dung. Hình tượng cây tre đã gắn với bản sắc văn hóa ngoại giao
Việt Nam một cách nhuần nhuyễn, thấm đượm triết lý dựng nước và giữ nước, đối
nhân xử thế và quan hệ bang giao của dân tộc Việt Nam.
Thứ
hai, đường
lối ngoại giao của Việt Nam ngày càng khẳng định tính đúng đắn, sự phù hợp và
những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc.
Tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra Việt Nam đã
xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của
thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân
chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc
Việt Nam. Nội hàm của trường phái “Ngoại giao cây tre” Việt Nam mà Tổng Bí
thư nói đến là: 1) Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; 2)
Linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử
thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. 3) Đoàn
kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. 4)
Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến,
biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.
Chính
nhờ thực hiện đường lối ngoại giao đặc sắc và độc đáo, Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao chính thức với 193 quốc gia; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và
đối tác chiến lược với tất cả các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc và các nước G20. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính
đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của
hơn 140 nước. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên
hợp quốc như: Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, 2023 – 2025; Hội đồng
Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 – 2018 ...
Như vậy, luận điệu của các
thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà
nước ta là đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc, nguyện vọng chính
đáng của nhân dân. Do đó, chúng ta cần nêu cao cảnh giác và kiên quyết đấu
tranh bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét