Quyền con người là thành
quả kết tinh của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, cải tạo tự nhiên và xã
hội lâu dài, bền bỉ của các dân tộc trên thế giới. Dù không chung màu da, tôn
giáo, sắc tộc, khu vực sinh sống, ngôn ngữ, văn hóa… nhưng tất cả các dân tộc trên
thế giới đều chung một lý tưởng, khát vọng cháy bỏng, đó là bảo đảm quyền con
người.
Trên thế giới tồn tại
nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người, tuy nhiên dù tiếp cận ở góc độ
nào thì đều đi đến quan điểm chung nhất: “Quyền con người là quyền vốn
có, cơ bản của mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, màu
da, tôn giáo và ngôn ngữ. Con người theo lẽ tự nhiên đều được hưởng các quyền
và không phân biệt đối xử. Các quyền đó đồng nhất, phụ thuộc và không thể xâm
phạm”.
Từng là nạn nhân của chủ
nghĩa thực dân, phải hy sinh biết bao xương máu trong lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc cam go, hơn ai hết toàn dân tộc Việt Nam hiểu và trân trọng giá
trị của độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích là vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại về tự do, dân chủ, nhân quyền, tiếp nối
truyền thống văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm
quyền con người, kiên định trước sau như một quan điểm giải quyết vấn đề quyền
con người và bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực xã hội.
Tuy nhiên hiện nay, không
ít các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân
quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” để đưa ra luận
điệu sai trái, can thiệp nội bộ nước ta với các thủ đoạn xảo quyệt với mục đích
xuyên tạc, vu khống Việt Nam không bảo đảm các quyền con người, gây mất ổn định
tình hình trong nước cũng như tạo tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Một mặt, chúng rêu rao quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” hay “lợi
ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia” nhằm tuyệt đối hóa quyền
tự do cá nhân, quyền cá nhân cao hơn chủ quyền dân tộc.
Mặt khác, chúng ra sức đục
khoét sâu những hạn chế, yếu kém, thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện các
chính sách, pháp luật về quyền con người, về bình đẳng và công bằng trong xã
hội. Đồng thời, chúng rêu rao, cường điệu hóa các giá trị tư sản phương Tây,
coi quyền con người là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản phương Tây và cáo
buộc chính Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Ngoài ra, chúng còn ẩn
mình dưới lốt những “nhà cứu thế” tuyên truyền tà đạo, lợi dụng
những vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn phức tạp về các vấn đề dân tộc, tôn giáo,
tham nhũng, tệ nạn xã hội, tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19,
việc bắt và xử lý các đối tượng chống phá chính trị, đình công, khiếu kiện…
nhằm bóp méo, thổi phồng sự thật nhằm xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, gây mâu thuẫn trong chính nội bộ nhân dân ta. Không
những thế, chúng còn vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm dân chủ, vi phạm quyền
con người, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước ta, để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng, cốt tạo cớ mở đường để can thiệp từ bên ngoài và gây rối trong lòng quần
chúng nhân dân. Đồng thời, các thế lực thù địch còn nhận định một cách chủ quan
rằng học thuyết Mác – Lênin là mất dân chủ, độc tài và vi phạm nghiêm trọng
quyền con người, đòi thay đổi thế chế chính trị và kêu gọi, kích động nhân dân
từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, các thế lực
thù địch liên tiếp thực hiện các thủ đoạn tinh vi với các chiêu bài quen thuộc
về “bảo vệ quyền con người”, “thúc đẩy dân chủ” để
mua chuộc lòng tin của người dân như: tìm cách hỗ trợ, hậu thuẫn về cả vật chất
lẫn tinh thần cho các phần tử, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như vụ
việc biểu tình ở Tây Nguyên năm 2004, vụ bạo động ở ĐăkLăk năm 2023… Qua đó,
móc nối với các phần tử chống đối, bất mãn với chính quyền để hình thành các hội
nhóm bình phong với “vỏ bọc” mang ý nghĩa cao cả đấu tranh vì nhân quyền, bảo
vệ dân chủ hòng lôi kéo nhân dân tham gia như: “Nhóm công dân tự do”,
“Hội phụ nữ nhân quyền”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”…
Trước thực tiễn đó, đặt ra
yêu cầu tất yếu đối với Đảng và Nhà nước ta cần phải nâng cao nhận thức về
quyền con người cho mọi người dân trong xã hội. Ở Việt Nam, kể từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời và giành độc lập dân tộc cho đến nay, cả hệ thống chính trị
nước ta luôn xác định bảo đảm quyền con người là một trong những vấn đề tiên
quyết. Các tiêu chuẩn về quyền con người ngày càng được củng cố và mở rộng cùng
với sự phát triển của đất nước. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật”. Do đó, Việt Nam luôn không ngừng hoàn thiện các chính sách,
pháp luật về quyền con người, đồng thời tham gia các điều ước quốc tế liên quan
đến quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo
Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối
với xã hội”.
Quán triệt thực hiện chủ
trương trên, để toàn Đảng toàn dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên và mọi người dân về bản chất quyền con người ở Việt Nam cũng như các
phương thức nhận diện âm mưu, thủ đoạn lợi dụng quyền con người của các thế lực
thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước. Cần đa dạng hình thức tuyên truyền để đạt
hiệu quả cao như: Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền
thanh địa phương, sân khấu hóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền con
người, tổ chức tọa đàm…
Hai là, tiếp tục hoàn
thiện và có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách
pháp luật, an sinh xã hội… liên quan đến bảo đảm quyền con người.
Ba là, tích cực chia sẻ
các thông tin tốt, việc làm hay, gương người tốt việc tốt về thực hiện quyền
con người để “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, củng cố lòng tin ở nhân
dân.
Bốn là, xử lý nghiêm minh
các hành vi gây rối, chống phá, gây mất ổn định chính trị - xã hội, các hành vi
vi phạm pháp luật để răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm.
Năm là, mở rộng quan hệ
quốc tế về nghiên cứu và thực thi quyền con người.
Nhân quyền – Quyền con
người là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp và là một trong các vấn đề hàng
đầu bị các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Đảng
và Nhà nước ta. Do đó, mỗi cá nhân cần phải nâng cao nhận thức, hiểu đúng và
đầy đủ về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và tỉnh táo nhận diện, kiên quyết
đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động
lợi dụng vấn đề quyền con người để chống phá Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét