Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

NVA41 - ĐỔI MỚI KINH TẾ GẮN VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

 

Việt Nam là đất nước quá độ đi lên CNXH. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam định hướng các quyết sách lớn của Đảng, đặc biệt là công cuộc đổi mới hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn xác định kinh tế luôn là yếu tố quyết định, lấy việc củng cố, xây dựng chế độ sở hữu phù hợp với trình độ và yêu cầu của sản xuất là tiền đề giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo cơ sở vật chất để xây dựng hệ thống chính trị bảo đảm và thực hiện tốt lợi ích cho nhân dân.

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm, rút ra bài học kinh nghiệm, nhận thức lại một cách đích thực về chủ nghĩa xã hội. Đảng ta xác định đường lối “đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp” ; giải quyết đúng mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đổi mới đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng và văn hóa; song trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Đổi mới kinh tế được xác định là trọng tâm, nhất quán thực hiện kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã kiên quyết chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần và xác định đúng vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế: “Các thành phần kinh tế khác được cải tạo và sử dụng bằng nhiều hình thức kinh tế quá độ trong sự liên kết với các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Thị trường và giá cả được quản lý chặt chẽ. Đó là một sự chuyển biến quan trọng, sẽ góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý” . Từ đổi mới về quan hệ sở hữu đến tổ chức, quản lý và phân phối đã thừa nhận quy luật giá trị và thực hiện gắn kết giữa kinh tế nhiều thành phần và vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” . Trong đó, đã nhận thức rõ vai trò của từng yếu tố, “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” .

Đồng thời, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã bổ sung, hoàn thiện quan điểm về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trưởng, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” . Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những thắng lợi của hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới là một minh chứng hùng hồn cho khẳng định sự vận dụng của Đảng ta là sát hợp với thực tiễn, đồng thời phù hợp với tư tưởng về tiến trình lịch sử - tự nhiên nói chung và của quá độ bỏ qua ở nước ta nói riêng. Đại hội XIII khẳng định: “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa… Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”  Trong tương lai gần cũng như xa sẽ có những hình thức mới xuất hiện bắt nguồn từ thực tiễn vận động sinh động, nhưng những nội dung có tính nguyên tắc về thế giới quan, phương pháp luận ấy có giá trị bền vững. Ở đó mâu thuẫn giữa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức, bước đi quá độ là xuyên suốt. Các bước, các hình thức trung gian quá độ sẽ nhiều lên trong quan hệ với giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó được hiểu như những biểu hiện mới của mâu thuẫn chủ yếu của tiến trình lịch sử - tự nhiên nói chung và quá độ bỏ qua (có tính gián tiếp) có tính sinh động, mang đặc điểm, đặc thù ở nước ta.

Khi cụ thể hóa vào giai đoạn 2021 - 2030, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khái quát 12 nội dung thuộc định hướng phát triển đất nước. Đó là sự khái quát đặc điểm, trình độ của từng bộ phận cấu thành hình thái kinh tế - xã hội trong tính chỉnh thể thống nhất, đồng thời rất rõ ràng về hệ thống các quan hệ, các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam hiện nay. Trong đó nổi bật nhất là nội dung về: “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn” . Có thể thấy mỗi mối quan hệ lớn là biểu hiện một mặt của từng nội dung hình thái kinh tế - xã hội có tính đặc thù ở Việt Nam hiện nay. Tương ứng với mỗi mối quan hệ lớn là một mâu thuẫn biện chứng ở một mặt trong tính chỉnh thể thống nhất.

Có thể khẳng định, lý luận và thực tiễn việc đổi mới kinh tế, gắn với đổi mới chính trị mà đặc biệt là việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”. Điều này không chỉ tạo tiền đề xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam mà còn góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...