Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Âm mưu lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền nhằm chống phá cách mạng nước ta

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Đảng ta sinh ra, trưởng thành và phát triển trong lòng dân tộc, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định Đảng ta không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng chỉ khẳng định: Đảng ta đó là Đảng "của dân, do dân, dựa vào dân và vì dân".

Xác định Đảng và Nhà nước ta đều là của dân, do dân, vì dân, cho nên vấn đề dân chủ, nhân quyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Như thế, về mặt quan điểm là rõ ràng và nhất quán. Song, vấn đề quan trọng là ở chỗ phải xem xét một cách thật khách quan trong tiến trình lãnh đạo cách mạng suốt 77 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những giá trị đích thực gì về dân chủ, nhân quyền. Trước hết, cần khẳng định mặc dù còn nhiều thiếu sót, tồn tại, thậm chí có cả sai lầm, song Đảng và Nhà nước ta đã mang lại cho dân những giá trị dân chủ, nhân quyền đích thực như:

Nhân dân ta, dân tộc ta thoát khỏi vòng nô lệ, kìm kẹp của chế độ phong kiến, thực dân, trở thành một dân tộc độc lập, tự do. Đó chính là giá trị dân chủ, nhân quyền vĩ đại nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã giành lại được cho nhân dân, cho dân tộc.

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhân dân ta đã có quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền...). Đảng và Nhà nước đã có những quy định rất cụ thể về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tinh thần cơ bản của những quy định đó là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) đã ra Nghị quyết rất quan trọng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết này là: đánh giá tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, những chủ trương và giải pháp chủ yếu để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời cũng nêu ra các bước và cách thức tiến hành tổ chức thực hiện sao cho Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống. Có thể nói đó là những bước tiến rất lớn cả về lượng và chất trên con đường xây dựng những giá trị dân chủ và nhân quyền đích thực. Chỉ tính riêng từ Đại hội VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân, về tôn giáo, dân tộc, về Mặt trận và các đoàn thể nhân dân... Thông qua việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị đó, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích cực vào việc động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới và chiều sâu mới. Đó là thực tế hiển nhiên không thể phủ nhận được.

Mặc dù vậy, các thế lực thù địch vẫn ra sức phá hoại khối đại đoàn kết của nhân dân ta. Bọn chúng luôn tìm mọi cách kích động những vấn đề rất nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để ly gián, chia rẽ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những luận điệu, thủ đoạn của các thế lực thù địch không có gì mới mẻ. Nhưng nó nguy hiểm là ở chỗ bọn chúng rất kiên trì theo phương châm: "Mưa dầm thấm lâu", "Nói dối mãi rồi người ta sẽ tin". Có thể tóm tắt bài bản của chúng trong ba vấn đề sau đây:

Một là, bọn chúng cho rằng Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo với việc thực thi dân chủ, nhân quyền là hai đại lượng tỷ lệ nghịch. Nghĩa là Đảng độc quyền thì dân mất quyền. Muốn cho dân có quyền thì Đảng phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình; chí ít cũng phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã bác bỏ luận điệu sai trái đó. Bởi vì, hơn bảy thập kỷ qua, Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo cách mạng là một tất yếu khách quan. Đó không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của Đảng đối với nhân dân, với dân tộc, với lịch sử, mà là sự giao phó của nhân dân, của dân tộc, của lịch sử cho Đảng Cộng sản thông qua quá trình sàng lọc hết sức nghiêm khắc. Nhân dân ta bằng sự thể nghiệm xương máu của mình đã có dịp đối chiếu, so sánh cương lĩnh và hoạt động của các đảng phái khác nhau để rồi cuối cùng "chọn mặt gửi vàng", thừa nhận Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của dân tộc Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Từ đó, có thể khẳng định rằng: yếu tố quyết định dân chủ, nhân quyền không phải do một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo. Nhìn nhận vấn đề dân chủ, nhân quyền ở một nước là phải xem đảng cầm quyền ở đó thực thi dân chủ, nhân quyền như thế nào chứ không thể căn cứ vào việc họ nói như thế nào về dân chủ, nhân quyền. Chính phủ Mỹ nói rất hay về dân chủ, nhân quyền, có những khẩu hiệu rất kêu về dân chủ, nhân quyền, nhưng trên thực tế họ lại vi phạm dân chủ, nhân quyền nhiều nhất. Thí dụ, họ ngang nhiên đem máy bay ném bom, đánh phá các nước có độc lập, chủ quyền, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và phớt lờ cả Liên hợp quốc. Ở Mỹ có 20% dân số là những người giàu. Số này chiếm 85% tài sản của nước Mỹ. Số dân còn lại (80%) chia nhau 15% tài sản quốc gia. Trong 80% số người không thuộc diện giàu có của nước Mỹ, rất nhiều người bị chết đói, chết rét, chết bệnh vì thiếu cái ăn, cái mặc, không có nhà ở, không có thuốc chữa bệnh và không có bảo hiểm y tế. Thử hỏi cái "quyền được sống" của con người mà chính quyền Mỹ rêu rao có thật không, hay chỉ là bánh vẽ. Lại nữa, trong lịch sử nước Mỹ chưa có người nghèo nào thắng cử trong các cuộc bầu cử. Các nghị sĩ, dân biểu đều là những người giàu. Vậy ai sẽ bênh vực người nghèo? Như thế có thể gọi là một xã hội dân chủ được không?

Hai là, các thế lực thù địch cho rằng Việt Nam thực hiện kinh tế thị trường nhưng lại đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và theo định hướng xã hội chủ nghĩa như thế thì chẳng khác nào "đầu Ngô mình Sở" hoặc "treo đầu dê, bán thịt chó", bởi vì cái kinh tế thị trường kiểu ấy thực chất là bóp nghẹt dân chủ về kinh tế. Phải khẳng định ngay rằng: kinh tế thị trường không phải là cái "riêng có" của chủ nghĩa tư bản. Đó là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Có kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì cũng có kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Chúng ta luôn chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, hợp tác với nhau lâu dài và cạnh tranh lành mạnh. Thực tế cho thấy, chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế nước ta mới phát triển nhanh chóng, lành mạnh và đạt hiệu quả cao.

Ba là, các thế lực thù địch cho rằng Việt Nam một mặt nói thực thi dân chủ nhưng mặt khác lại đề cao chuyên chính. Theo họ, chuyên chính thì không có dân chủ, cũng chẳng có nhân quyền. Từ đó họ yêu cầu phải "tự do tuyệt đối", "dân chủ vô bờ bến", "dân chủ không giới hạn". Song thực tế cho thấy, khi nào buông lỏng chuyên chính để cho kẻ xấu lộng hành thì quyền dân chủ của nhân dân lập tức bị xâm phạm, thậm chí bị tước đoạt. Vì thế, dân chủ phải đi liền với chuyên chính. Không có chuyên chính sẽ không có dân chủ và không bảo đảm được nhân quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...