Thực hiện
bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ tháng 11-1991 đến hiện
nay hai nước đã đạt được nhiều thành tựu về giải quyết các mối quan hệ trên các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... trên tinh thần “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện” (năm 2008). Với hơn 50 hiệp định hợp tác về kinh tế hoặc có liên
quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, quan hệ kinh tế Việt Nam
- Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc
trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và kim ngạch
mậu dịch giữa hai nước gia tăng không ngừng. Đến hết năm 2010, kim ngạch mậu dịch
hai nước đã đạt trên 30 tỷ USD. Việt Nam gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc một cách đều đặn, bình quân mỗi năm tăng 13,75%. Hai
nước dự tính nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2017.
Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến,
chế tạo đứng vị trí hàng đầu, chiếm 501/657 dự án, đạt 76% số dự án đầu tư; đồng
thời, số dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc chiếm 67%, đứng đầu trong 4 hình thức
đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quan hệ với một nước có tầm ảnh hưởng trong
khu vực và thế giới cũng có nhiều mặt cần tiếp tục giải quyết như: vấn đề biên
giới, vấn đề an ninh kinh tế… đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải thực hiện khéo
léo và kỹ lưỡng cả trong suy nghĩ và hoạt động, trên tinh thần lấy đại cục làm
trọng, tránh nóng vội. Từ những vấn đề trong giải quyết tranh chấp biên giới:
tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn
khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam… chúng ta phải khẳng định quan điểm của Đảng về xây dựng mối quan hệ luôn ổn
định, phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết mọi vấn đề dựa
trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; thúc đẩy hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết những vấn đề tranh chấp thông qua thương
lượng hòa bình; tiến hành quan hệ hai nước không nhằm vào nước thứ ba và cũng
không làm ảnh hưởng đến quan hệ mỗi nước với các nước khác. Lịch sử cho thấy, nếu
giải quyết đúng hướng, đúng cách những nút thắt đó sẽ mang lại cho hai nước,
hai dân tộc nhiều cơ hội mới để cùng phát triển trong hữu nghị, hòa bình và thịnh
vượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét