Ngày
nay, trong thế giới luôn luôn có biến động không ngừng, xu thế hội nhập và toàn
cầu hoá đang nổi lên chiếm vị trí chủ đạo khuynh hướng phát triển của thế giới
hiện nay và trong thời gian tới. Mỗi quốc gia đều hiểu rằng không thể đứng
ngoài xu thế phát triển chung của thế giới hội nhập mở cửa đồng nghĩa hoà nhập
trong xu thế đi lên của xã hội loài người; Việt Nam chúng ta cũng không thể
đứng ngoài mục đích này.
Qua hơn
30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và
tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Hiện nay Nhà nước ta đã thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược, đối tác tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng trên thế
giới góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.
Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới đất
nước (1986) Đảng ta luôn chú trọng lãnh đạo nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Từ “muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), “sẵn
sàng là bạn” (Đại hội IX), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI
bổ sung thêm “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” và Đại hội Đảng
lần thứ XII luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển và tiếp tục bổ sung “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia
ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế, tổ chức,
diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại đa phương và ưu tiên “xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”. Tuy vậy, trách
nhiệm bao gồm những gì và thực hiện trách nhiệm như thế nào luôn luôn cần được
tính toán kỹ trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, năng lực
thực hiện của ta trong từng vấn đề, từng giai đoạn. Trách nhiệm cần được xác định
theo các cấp độ: trách nhiệm đối với dân tộc của mình; trách nhiệm đối với khu
vực của mình; trách nhiệm đối với những vấn đề chung của nhân loại.
Vậy
mà hiện nay trong xã hội chúng ta vẫn còn một số ít con người có những cái nhìn
phiến diện, luôn tìm cách chống phá xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà
nước ta trong điều kiện hiện nay, bọn họ cho rằng “Trong thời đại của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, không cần và
không thể duy trì, củng cố độc lập dân tộc, tự chủ, chủ quyền quốc gia”
Quan điểm trên hoàn toàn sai trái, chúng ta phải kiên
quyết đấu tranh làm thất mọi âm mưu, hành động chông phá của các thế lực thù
địch. Bởi lẽ: Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ cho chúng ta
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập
quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả
năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài.Cùng với hội nhập kinh tế,
hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri
thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng bước làm
cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí
ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu. Tuy nhiên, cũng
đặt ra cho chúng ta một số thách thức mới.
Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên
ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta; các loại tội phạm xuyên biên giới và
các thách thức an ninh phi truyền thống khác có thể phương hại đến an ninh quốc
gia, từ an ninh kinh tế đến an ninh chính trị - xã hội.
Chúng ta có thể hiểu rằng, một nền kinh tế độc lập tự chủ
trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể được hiểu là nền kinh tế có khả năng thích
ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước
những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì
được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu
an ninh, quốc phòng của đất nước. Vì vậy vấn đề độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc
gia là vấn đề rất quan trọng quyết định sự tồn vong của đât nước ta trước đây,
hiện nay và mai sau.
Nhìn lại những thành tựu to lớn của công cuộc đổi
mới nói chung và của mặt trận đối ngoại nói riêng trong những năm qua, với những
phát triển mới trong đường lối đối ngoại Đại hội XII của Đảng ta, chúng ta vững
tin vào tư duy trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta và càng tin tưởng chắc
chắn rằng, sự nghiệp đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ tiếp tục thu được
những thắng lợi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta sẽ vững bước tiến
lên, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp
cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét