Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Trong những thành tựu đó, chúng ta không thể không kể đến
những thành tựu về mặt đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế: Quan hệ đối ngoại
ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế được nâng cao.
Có được thành tựu như vậy, Việt Nam phải trải qua một quá
trình phấn đấu khó khăn, gian khổ. Sau khi giải phóng miền Nam đất nước giành
được độc lập, bước vào tái thiết và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Những năm đầu sau chiến tranh Việt nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hàng chục nước, Quan hệ đối ngoại với các nước XHCN được tăng cường, đặc biệt
là với Liên Xô; Từ năm 1975 đến 1977: Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao với
23 nước, đã trở thành thành viên chính thức của một số tổ chức tài chính quốc tế
như: Quỹ tiền tệ quốc tế-IMF (1976); ngân hàng Thế giới-WB (1976); ngân hàng
phát triển Châu Á (1976); trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc
(1978); Năm 1979, xảy ra sự kiện Campuchia, các nước tiến hành bao vây cấm vận
kinh tế, cô lập về chính trị đối với Việt Nam.
Năm 1986, Đảng ta tiến
hành đổi mới toàn diện đất nước, những chủ trương lớn về đối ngoại thời kỳ đổi
mới của Việt Nam bắt đầu hình thành và Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị là
cơ sở để phát triển và nâng cao đường lối đối ngoại của ta thành đường lối độc
lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ như ngày nay. Trên cơ sở những
thành tựu đổi mới, Đại hội VII của Đảng (1991) đã tiến thêm một bước là " Việt
Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập và phát triển".
Khi các nước lớn thực hiện
chính sách đối ngoại theo hướng: Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ
thù vĩnh viễn, chỉ có những lợi ích vĩnh viễn thì đường lối ngoại giao của nước
ta theo phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “Làm bạn với các nước dân chủ, không
gây thù oán với một ai”.
Trong xu thế toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế và cách
mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ
hiện nay Việt Nam càng khẳng định được vị thế của
mình, Việt nam đã tích cực, chủ động hội nhập, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Những
đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã
góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các
nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với nhận thức sâu
sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không
một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác
chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết
những thách thức chung như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên
quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma túy, ... Đặc biệt từ sau sự kiện
11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng
cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ
tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia. Những
nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn
bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì
hòa bình, ổn định và phát triển
Với phương châm “Việt
Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".
Việt Nam đã và đang nỗ lực để không ngừng củng cố, tăng cương vị thế của mình,
đặc biệt trước những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình thế giới,
khu vực, nhất là tranh chấp Biển đảo trên khu vực Biển Đông Việt Nam đã đóng
góp những tiếng nói quan trọng góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định, vừa giữ vững
được chủ quyền Biển đảo vừa giữ được mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa các
nước. Với việc xác định đúng đắn đối tượng- đối tác chúng ta đã có những chính
sách ngoại giao mền dẻo để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới và khu vực trong
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Như
vậy, đối với nước ta, sau 30 năm đổi mới, nước ta từ một nước bị bao vây về
kinh tế, cô lập về chính trị đến nay vị thế của nước ta trên trường quốc tế
không ngừng được củng cố và tăng cường. Khẳng định đường lối của Đảng ta trong
quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới là hoàn toàn đúng đắn, đường lối đó đã
không ngừng được phát triển, phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và được thực
tiễn chứng minh. Không ai, không một thế lực nào có thể phủ nhận. Mặc dù, hiện
nay bằng những âm mưu, thủ đoạn vô cùng thâm độc, các thể lực thù địch đang ra
sức chống phá cách mạng nước ta về nhiều mặt, trong đó phủ nhận sự lãnh đạo của
Đảng, phủ nhận những thành quả mà Việt Nam đạt được, phủ nhận và hạ thấp vị
thế, uy tín của Việt Nam, những luận điệu đó chỉ khẳng định sự non kém về nhận
thức, ấu trĩ trong tư tưởng của các thế lực thù địch. Những thành tựu của Việt
Nam trong quá trình tạo dựng và khẳng định vị thế của mình sẽ là vũ khí hữu
hiệu nhất để đấu tranh và chứng minh những luận điệu đó là hoàn toàn sai trái./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét