Trên
bàn cờ địa chính trị thế giới, Việt Nam là một quốc gia có vị trí
vô cùng chiến lược, đồng thời là nơi có tuyến đường biển quan trọng
bậc nhất thế giới đi qua. Chính vì điều này đã gắn rất nhiều lợi
ích của các quốc gia ở Việt Nam. Các nước lớn cũng không phải ngoại
lệ, luôn coi Việt Nam nằm trong chiến lược ngoại giao của mình. Tất
cả những điều đó đã tạo ra cho đất nước chúng ta có một lợi thế
phát triển vô cùng to lớn. Tuy nhiên, để dung hòa được các lợi ích
quốc gia và lợi ích quốc tế là hết sức khó khăn và phức tạp giữa
các bên luôn tranh giành ảnh hưởng, lợi ích an ninh, kinh tế ở Việt
Nam. Để biến lợi thế địa chính trị thành sức mạnh kinh tế, coi đó
là động lực quyết định, chìa khóa then chốt để phát triển kinh tế
đất nước, Đảng ta đã đưa ra đường lối ngoại giao: “độc lập, tự chủ,
đa phương hóa, đa dạng hóa các quan
hệ đối ngoại, Việt Nam là bạn, là
đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Phải
khẳng định rằng, đường lối đó là hoàn toàn đúng đắn trong thời đại
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Thực tế trên thế giới, nếu các nước không giữ
được độc lập tự chủ, phát huy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ mà nghiêng
bên này, nghiêng bên kia thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường an ninh của mình.
Chính vì vậy, Đại hội Đảng XII nêu rất rõ mục tiêu thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Có nghĩa là chúng ta quan
hệ với tất cả các nước.
Chính
đường lối ngoại giao nói trên đã tạo
dựng môi trường phát triển trong nước, mở rộng quan hệ với các nước khác để
tăng cường quan hệ chính trị, tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế- thương mại đầu
tư, phục vụ cho phát triển nội lực của đất nước. Khẳng định rằng, nếu chúng
ta xây dựng được càng nhiều bạn bè tin cậy cao về chính trị, hợp tác tốt về
quân sự- quốc phòng- an ninh, quan hệ kinh tế- thương mại được mở rộng thì đó
là tổng hòa của các mối quan hệ, sẽ tạo cho đất nước có được môi trường hòa
bình, hợp tác và phát triển.
Trong
lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Không có gì quý hơn độc
lập tự do ” và đó cũng là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
Trong suốt thời gian gần hai ngàn năm lịch sử nhân dân Việt Nam đã
đứng lên chống lại ách đô hộ của các thế lực xâm lược để thực hiện
mục tiêu cuối cùng giành độc lập, tự do cho dân tộc. Hai từ “ độc
lập” ấy thiêng liêng và quý giá hơn bất cứ thứ gì. Tất nhiên, độc
lập phải gắn liền với tự chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Trong đó nhân dân là chủ đất nước, không có thế lực nào có thể can
thiệp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Còn
gì vui sướng hơn khi mọi quyền lợi, địa vị, lợi ích chính đáng đều
thuộc về nhân dân lao động, của toàn thể dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện nay, Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập, tranh thủ tối đa
sự ủng hộ của các nước trên thế giới và tận dụng những thành tựu
mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại để xây dựng và phát
triển đất nước. Việc khẳng định và không ngừng củng cố uy tín và
vị thế của nước ta trên trường quốc tế càng có ý nghĩa quan trọng
và đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách, nhất là trong bối cảnh
tình hình tranh chấp biển đảo đang diễn ra hết sức phức tạp, khó
lường, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá sự nghiệp đổi
mới, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực và tìm cách hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế
là một nguyên nhân cản trở đến việc mở rộng quan hệ đối ngoại và
hội nhập quốc tế. Do đó, phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi làm thất bại những âm mưu nham hiểm, thâm độc của kẻ thù, khẳng
định đường lối đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay là
hoàn toàn đúng đắn. Việt Nam sẽ luôn là bạn, là đối tác tin cậy và
là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tích cực đóng
góp vào sự nghiệp chung của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét