Trước yêu cầu mới của
việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề quản
lý, sử dụng đất quốc phòng đặt ra vừa cấp thiết, vừa có tính chiến lược lâu dài.
Đảng, Nhà nước, Quân đội đã có nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Đất quốc phòng là một phần quỹ đất của quốc gia, được Nhà nước giao cho Bộ
Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích: xây dựng nơi đóng quân, làm căn cứ
quân sự, công trình phòng thủ quốc gia, trận địa, bãi tập, kho tàng, nhà máy,
bệnh viện... và các công trình quốc phòng khác. Do yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, đất quốc phòng được phân bố trải rộng trên địa bàn cả nước, từ thành thị
đến nông thôn, từ vùng núi, biên giới đến vùng biển, đảo, nhất là trên các địa
bàn chiến lược trọng điểm cả về kinh tế-xã hội (KT-XH) và quốc phòng-an ninh
(QP-AN), nên vấn đề quản lý, sử dụng đất quốc phòng luôn được sự quan tâm của
các bộ, ngành, địa phương và nhân dân, nhất là những địa phương mà trên địa bàn
có đơn vị bộ đội đứng chân.
Thực tiễn quản lý, sử dụng đất quốc phòng trong thời gian qua cũng còn một
số hạn chế, bất cập; nhất là việc phân định ranh giới, xác định số liệu thống
kê chưa rõ ràng, chính xác, dẫn tới sự tranh chấp giữa một số đơn vị với địa
phương nơi đóng quân, thậm chí có những tranh chấp kéo dài nhiều năm nhưng chưa
giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất quốc phòng.
Gây ra các sự việc như ở Xã Đồng Tâm, hay Sân bay Tân Sơn Nhất làm ảnh hưởng
đến an ninh chính trị của các địa phương.
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai
cho mục đích quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc, cần tập trung giải quyết tốt hai vấn đề sau:
Một là, tiếp tục rà soát nắm chắc hiện trạng và nhu cầu sử dụng
đất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và
quy hoạch sử dụng đất quốc phòng để quản lý có hiệu quả. Trước hết, cần
tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 618/CT-TTg, ngày 15-5-2009 của Thủ tướng Chính
phủ về kiểm kê đất đai; trong đó, cần tập trung đánh giá hiện trạng việc quản
lý, sử dụng đất quốc phòng của các đơn vị trong thời gian qua; đồng thời, xác
định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng trong thời gian tới, làm cơ sở
để xác định chỉ tiêu đất cho mục đích quốc phòng trong quy hoạch sử dụng đất
quốc gia đến năm 2020.
Hai là, tăng cường hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng
đất đai vào mục đích quốc phòng. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong
việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai nói chung, đất đai sử dụng vào
mục đích quốc phòng nói riêng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu
sử dụng đất đai cho mục đích phát triển KT-XH ngày càng tăng, nhiều diện tích
đất, trong đó có đất quốc phòng được chuyển sang để xây dựng các khu công
nghiệp, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thì việc hoàn thiện cơ chế, chính
sách để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc càng có ý nghĩa quan trọng. Để tiếp tục hoàn thiện cơ
chế, chính sách, trước hết, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và các
địa phương có liên quan cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết
định 1869/TTg-KTN, ngày 4-11-2008 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế sử dụng đất
quốc phòng. Trong đó, tập trung vào công tác quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng đối với đất quốc phòng; phối hợp cùng các địa
phương đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị,
hộ gia đình thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thực hiện tốt các biện pháp trên, làm cơ sở ổn định tư tưởng cho nhân dân
trên khu vực xảy ra tranh chấp đất đai vừa qua. Đồng thời đập tan mọi âm mưu
thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề đất đai để kích động, gây rối
loạn an ninh chính trị tại các địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét