Để thực hiện tốt công tác quản lý đất quốc phòng trong thời gian tới theo đúng chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan của Bộ Quốc Phòng đang tích cực nghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo thông tư về quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đồng thời theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng đến năm 2020.
Nghị định 43 quy định rõ, đất sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với
diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì UBND cấp tỉnh
thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng
kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất
vào sử dụng đúng mục đích thì UBND cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử
dụng.
Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng thời gian
qua đã được thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật về đất đai, đáp
ứng được yêu cầu đất đai cho quy hoạch xây dựng các công trình phòng thủ quốc
gia, vừa đảm bảo tốt yêu cầu phòng thủ quốc gia, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), bảo
vệ Tổ quốc, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước.
Thực tiễn quản lý, sử dụng đất quốc phòng trong thời gian qua cũng còn một
số hạn chế, bất cập; nhất là việc phân định ranh giới, xác định số liệu thống
kê chưa rõ ràng, chính xác, dẫn tới sự tranh chấp giữa một số đơn vị với địa
phương nơi đóng quân, thậm chí có những tranh chấp kéo dài nhiều năm nhưng chưa
giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất quốc
phòng.
Mặt khác, việc quy hoạch sử dụng đất quốc phòng đã
tiến hành nhiều năm, nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương trong từng thời
kỳ, dẫn đến một số nơi, quỹ đất cần thiết dành cho thao trường, bãi tập phục vụ
huấn luyện, SSCĐ của một số đơn vị chưa được địa phương sở tại quan tâm đúng
mức; ngược lại, ở một số khu vực, chưa nhất thiết phải bổ sung quỹ đất cho mục
đích quốc phòng, nhưng vẫn được bố trí, gây lãng phí về quỹ đất. Điều đó đã làm
ảnh hưởng đáng kể tới nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của quân đội và phát triển KT-XH
của các địa phương.
Từ vụ việc Đồng Tâm và Tân Sơn Nhất, vấn đề “tăng cường công tác quản lý
đất quốc phòng” quan trọng hơn bao giờ
hết. Do vậy cần tiếp tục rà soát nắm chắc hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất,
nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và quy
hoạch sử dụng đất quốc phòng để quản lý có hiệu quả. Mặt khác, cần tăng cường
hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai vào mục đích quốc phòng.
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng đất đai nói chung, đất đai sử dụng vào mục đích quốc phòng nói riêng. Nhất
là trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu sử dụng đất đai cho mục đích phát
triển KT-XH ngày càng tăng, nhiều diện tích đất, trong đó có đất quốc phòng
được chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, thì việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc càng có ý nghĩa
quan trọng.
Trong thời gian gần đây trước việc sử dụng đất đai và
giải quyết các vụ việc có liên quan đến việc giải quyết đề bù
đất đai và xung đột liên quan đến đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Bằng
nhiều cách thức, biện pháp, chúng đưa những thông bịa đặt, bình luận xuyên tạc
bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lợi dụng vào cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hiện nay để gây mâu thuẫn giữa
lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ, phá hoại khối đoàn kết thống nhất nội bộ
quân đội. Khoét sâu, kích động tư tưởng công thần, địa vị cá nhân, bè phái, cục
bộ địa phương, đòi hưởng thụ đãi ngộ... lợi dụng vào những khó khăn về đời sống
vật chất, tinh thần của một số ít cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta để làm lu
mờ, bôi đen bản chất cách mạng "Bộ đội Cụ Hồ" hiện
nay, chúng ta cần đặc biệt chú trọng xây dựng quân đội không chỉ giỏi đấu tranh
vũ trang mà còn phải giỏi cả trong đấu tranh phi vũ trang, đáp ứng mọi yêu cầu
của phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng quân đội thực sự mạnh, phải
có “thực lực mạnh” như tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng, có
khả năng “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; “ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ
chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”; làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá
hoại của các thế lực thù địch, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta
của chúng; đặc biệt có khả năng giành thắng lợi trong điều kiện kẻ thù liều
lĩnh tiến hành chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao đối với
nước ta, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và
chế độ xã hội. Đó là những vấn đề bức thiết, cơ bản trong sức mạnh chiến đấu và
sự vững mạnh về chính trị của quân đội ta trong tình hình mới, mà cuộc đấu
tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế
lực thù địch cần hướng tới và phục vụ hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét