Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết truyền thống, lâu đời giữa hai dân tộc, hai Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân 2 nước có truyền thống hữu nghị lâu đời, đã từng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của mỗi nước. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18.1.1950) đã được ghi nhận như một mốc son trong lịch sử quan hệ 2 nước. Hơn 65 năm qua, quan hệ giữa hai dân tộc Việt – Trung trải qua nhiều thăng trầm, nhưng ngày càng phát triển. Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN mãi mãi ghi nhớ và biết ơn sâu sắc sự ủng hộ to lớn và giúp đỡ quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc đổi mới hiện nay

Tuy nhiên, từ mối quan hệ Việt – Trung hơn 25 năm qua, có thể nhận thấy nhận thức chung về vấn đề này so với thực tiễn vẫn có một khoảng cách nhất định. Quan hệ Việt – Trung đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa thật sự đúng như thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Diễn biến trên Biển Đông trong những năm gần đây liên quan đến chủ trương, hành động của Trung Quốc cho thấy nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về vấn đề Biển Đông có lúc đã không được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều chính sách, triển khai nhiều hoạt động thực tế với một mục tiêu duy nhất là tăng cường năng lực kiểm soát và khai thác Biển Đông như tăng cường đầu tư cho quốc phòng, hiện đại hoá quân sự, đặc biệt là hải quân; tăng cường đầu tư cho khai thác xây dựng cơ sở vật chất, lực lượng quản lý giám sát trên Biển Đông.

Để tăng cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc theo tinh thần 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt cần thực hiện tốt một số định hướng của Đảng trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; giải quyết các bất đồng tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình.

Thứ hai, Kịp thời nắm chắc thời cơ, vận dụng linh hoạt, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ và kết hợp có hiệu quả giữa hợp tác và đấu tranh trong đàm phán, coi trọng tuyên truyền và đấu tranh dư luận.

Thứ ba, Đề cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực cơ hội, cực đoan thù địch, lợi dụng vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhất là khu vực chồng lấn, kết hợp với việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ giữa ta và Trung Quốc để tuyên truyền kích động gây tâm lý hoài nghi giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà Nước trong việc bảo vệ an toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc – Việt Nam XHCN; gây chia sẽ mối quan hệ Hữu nghị và tình đoàn truyền thống lâu đời giữa hai nhà nước và hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc.

Thứ tư, Nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng đối phó với các kiểu chiến tranh dùng vũ khí hiện đại của các thế lực thù địch.

Riêng trong vấn đề Biển Đông (vấn đề nhạy cảm nhất, khó khăn nhất trong quan hệ Việt - Trung) đã xuất hiện tình hình phức tạp hơn và đặt ra đòi hỏi giải quyết cấp bách hơn. Tranh chấp là sự thật đã tồn tại, tuy nhiên những căng thẳng trên Biển Đông liên quan đến hành động của Trung Quốc vừa qua cũng khiến người ta hoài nghi về tinh thần láng giềng hữu nghị, về tinh thần coi trọng đại cục mà lãnh đạo Trung Quốc luôn nhấn mạnh, về thỏa thuận không làm phức tạp tình hình của lãnh đạo cấp cao hai nước. Vấn đề Biển Đông đã thể hiện đầy đủ sự chi phối mang tính quyết định đến sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ Việt – Trung. Nếu như những vấn đề trên chưa được giải quyết, có nghĩa là giữa thỏa thuận cấp cao với thực tế vẫn còn khoảng cách khá lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng mối quan hệ tin cậy và bền vững của lãnh đạo hai nước, đồng thời cũng ảnh hưởng đến niềm tin về sức nặng của thỏa thuận cấp cao.

Tóm lại, trải qua hơn 65 năm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mặc dù có những bước thăng trầm nhưng mối quan hệ này không ngừng được củng cố và phát triển. Đồng thời góp phần vào hòa bình, hợp tác và phát triển của cả khu vực và trên thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...