Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Tìm hiểu về “Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc


Trong quan hệ ngoại giao với nước láng giềng anh em là Trung Quốc, Việt Nam luôn thể hiện sự tôn trọng và coi Trung Quốc là một đối tác chiến lược toàn diện với “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt”. Vậy phương châm này ra đời từ khi nào và thực chất của nó ra sao? Xin luận giải để làm rõ hơn vấn đề này.

Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc. Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó: “Sơn thủy tương liên,Lý tưởng tương thông,Văn hóa tương đồng,Vận mệnh tương quan”.

Đến đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.

Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.

Nội dung của phương châm 16 chữ được hiểu như sau:
Một là, "Ổn định lâu dài" (Trường kỳ ổn định): là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau;

Hai là, "Hướng tới tương lai" (Diện hướng vị lai): là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;

Ba là, "Hữu nghị láng giềng" (Mục lân hữu hảo): là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;
Bốn là, "Hợp tác toàn diện" (Toàn diện hợp tác): là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Tinh thần 4 tốt là: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Vừa qua, trước những diễn biến căng thẳng tại Biển Đông đã có nhiều phần tử cơ hội, quá khích cho rằng Trung Quốc tự phá vỡ quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. Vì thế, chúng ta cần có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề này, không để mắc mưu kẻ địch, không để bị kích động. Cũng không tự mình kích động. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng bình tĩnh, tỉnh táo để không sa vào cái bẫy chiến tranh.

Quan hệ Việt-Trung sắp tới cần được đặt vào quỹ đạo mới không bị chi phối bởi lời lẽ mơ hồ mà trên cơ sở những lợi ích của quốc gia, của hợp tác cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và hữu nghị giữa hai dân tộc, hai nước láng giềng liền núi, liền sông, liền biển./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...