Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã
nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc mở rộng quan hệ
đối ngoại nhằm đưa sự nghiệp phát triển đất nước hoà vào trào lưu phát triển
chung của thế giới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng
việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, coi đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì vậy, sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trải qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau đã luôn giành được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ
rộng rãi của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tư tưởng mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế
giới của Đảng đã có nhiều bước phát triển trong nhận thức và tư duy, phản ánh
những nhu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong bối cảnh quốc
tế mới. Trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của
mọi thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Đó là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu
tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần
tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ
theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể.
Trong
giai đoạn hiện nay, trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, khu vực
và trong nước, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại được Đảng Cộng sản
Việt Nam đã xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là: "Bảo đảm
lợi ích quốc gia dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan
hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của
đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên thế giới”
Như
vậy có thể thấy, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là rất rõ
ràng, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Những gì đã được Đảng Cộng sản
Việt Nam đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thêm một
lần nữa khẳng định: Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước khác để chống
lại nước thứ ba. Nếu ai đó nói rằng Việt Nam đang có sự điều chỉnh trong quan
hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược, thiết lập liên minh mới để đối
phó với những quốc gia đang gây áp lực với mình hoặc nói rằng Việt Nam đang
ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia thì đó là hành động cố tình
xuyên tạc, bịa đặt nhằm mưu đồ xấu, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của
Việt Nam, hòng làm cho tình hình thêm phức tạp, gây hoài nghi, mất ổn định, ảnh
hưởng đến niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam.
Để
không mắc mưu dẫn đến tiếp tay cho chúng, mọi cán bộ, đảng viên, công chức và
nhân dân ta cần đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh,
phản bác, loại bỏ những luận điệu ấy ra khỏi đời sống trong nước và quan hệ hợp
tác quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét