Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả đất quốc phòng

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề quản lý, sử dụng đất quốc phòng đặt ra vừa cấp thiết, vừa có tính chiến lược lâu dài. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.   

Đất quốc phòng là một phần quỹ đất của quốc gia, được Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích: xây dựng nơi đóng quân, làm căn cứ quân sự, công trình phòng thủ quốc gia, trận địa, bãi tập, kho tàng, nhà máy, bệnh viện... và các công trình quốc phòng khác. Do yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đất quốc phòng được phân bố trải rộng trên địa bàn cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi, biên giới đến vùng biển, đảo, nhất là trên các địa bàn chiến lược trọng điểm cả về kinh tế-xã hội (KT-XH) và quốc phòng-an ninh (QP-AN), nên vấn đề quản lý, sử dụng đất quốc phòng luôn được sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương và nhân dân, nhất là những địa phương mà trên địa bàn có đơn vị bộ đội đứng chân.

Luật Đất đai qua các thời kỳ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, vấn đề quản lý, sử dụng đất quốc phòng được xác định rõ: Chính phủ quy định việc lập, xét duyệt, điều chỉnh thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng; Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng trình Chính phủ xét duyệt. Theo đó, từ năm 1994, việc lập quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số 846/CT-QP, ngày 12-12-1994 về tổ chức rà soát, quy hoạch đất quốc phòng do quân đội quản lý, sử dụng trên địa bàn cả nước, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng do quân đội quản lý, sử dụng trên địa bàn 8 quân khu và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, không những tạo điều kiện để việc sử dụng đất đai vào mục đích quốc phòng được ổn định, lâu dài, bảo đảm yêu cầu phòng thủ, bảo vệ đất nước, mà còn thúc đẩy việc sử dụng diện tích đất do quân đội quản lý hợp lý, hiệu quả hơn; đồng thời, góp phần vào phát triển KT-XH, xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong quá trình thực hiện, Bộ Quốc phòng đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập nảy sinh, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tiễn. Thông qua quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phối hợp và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Trong đó, không ít đơn vị quân đội, do nhu cầu bức thiết về thao trường, bãi tập..., đã được các tỉnh, thành phố chuyển một số diện tích đất do địa phương quản lý sang sử dụng cho mục đích quốc phòng; cùng với đó, một số lớn diện tích đất do quân đội trực tiếp quản lý đã được chuyển cho các địa phương và các bộ, ngành để phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH. Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng thời gian qua đã được thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật về đất đai, đáp ứng được yêu cầu đất đai cho quy hoạch xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, như: hệ thống kho tàng, thao trường, bãi tập, căn cứ, nơi đóng quân, nhất là hệ thống đường tuần tra biên giới, đường quốc phòng ven biển, vừa đảm bảo tốt yêu cầu phòng thủ quốc gia, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), bảo vệ Tổ quốc, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước.

Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng thời gian qua đã được thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật về đất đai, đáp ứng được yêu cầu đất đai cho quy hoạch xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, vừa đảm bảo tốt yêu cầu phòng thủ quốc gia, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), bảo vệ Tổ quốc, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước.

Thời gian tới, các cơ quan, đơn vị quân đội cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt và thực hiện tốt các Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Chỉ thị 90/CT- BQP của Bộ Quốc phòng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa về quản lý, sử dụng đất quốc phòng; Tiến hành rà soát, đo đạc, kiểm kê hiện trạng, xác định rõ ranh giới đất quốc phòng trên toàn quốc; Từng bước giải quyết các khu vực còn tranh chấp, chồng lấn; Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng lấn chiếm đất quốc phòng theo đúng pháp luật; Đặc biệt là làm tốt việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các dự án ở những địa hình, địa bàn có ý nghĩa chiến lược, trọng điểm, dự án có yếu tố nước ngoài, tránh sơ hở để kẻ thù lợi dụng, chống phá…Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong toàn quốc phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Quân Binh chủng, Quân khu, LLVT địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất quốc phòng trên địa bàn, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” trong tình hình mới hiện nay./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...