Khẳng định rõ ràng và
chắc chắn rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt
Nam là tất yếu khách quan, không thể dân sự hóa quân đội, phi chính trị hóa
quân đội.
Bởi vì, Quân đội là sản
phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp với tư cách là công cụ bạo lực của một
giai cấp để giành và giữ chính quyền. Lịch sử phát triển của xã hội loài người
từ khi phân chia giai cấp và có đối
kháng giai cấp là lịch sử của quá trình đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp
phát triển theo quy luật từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế phát triển đến đấu
tranh chính trị, đỉnh cao là CMXH để lật đổ toàn bộ xã hội hiện có xây dựng một
xã hội mới tốt đẹp hơn. Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp bóc lột luôn ra sức
củng cố, chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh để bảo vệ đất nước, đàn áp các
phong trào cách mạng của quần chúng và các thế lực đối lập để củng cố quyền lực,
vị thế của mình từ đó quân đội có chức năng đối nội và đối ngoại. Giai cấp bị
bóc lột muốn giành được chính quyền thì tất yếu phải tổ chức ra LLVT và quân đội,
sử dụng sức mạnh bạo lực để đánh đổ bộ máy bạo lực của đối phương để giành quyền
thống trị về tay giai cấp mình. Như cuộc khởi nghĩa nô lệ ở Hy Lạp do Xpactacut
lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc, khởi
nghĩa Tây Sơn…. C.Mác chỉ ra rằng: bạo lực là bà đỡ của mọi cuộc cách mạng
Lịch sử cận hiện đại
cho thấy với sự ra đời của các chính đảng, các cuộc đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc thường được tiến hành dưới ngọn cờ của các chính đảng và các
chính đảng này đều tìm cách nắm lấy quân đội để phục vụ cho lợi ích giai cấp của
chính đảng mình. Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ giữa quân đội với chính trị.
Ngày nay, mặc dù các
học giả tư sản vẫn rêu rao rằng quân đội đứng ngoài chính trị, trung lập về
chính trị, quân đội phi chính trị, nhưng ngay trong xã hội tư bản với thể thức
đa nguyên chính trị các đảng phái vẫn luôn tìm cách chi phối, nắm quân đội và
trên thực tế quân đội của các nhà nước tư bản luôn mang bản chất của GCTS, phục
vụ cho lợi ích của giai cấp và nhà nước tư sản.
Các đảng tư sản cầm
quyền đều ra sức chăm lo xây dựng quân đội với mục đích là làm cho nó luôn luôn
trung thành và là công cụ bạo lực tin cậy có đủ sức mạnh để bảo vệ nhà nước tư
sản, chế độ TBCN có sức mạnh răn đe trong giải quyết quan hệ đối ngoại
Cần khẳng định: lực
lượng vũ trang và quân đội ra đời là sản
phẩm tất yếu của quá trình đấu tranh giai cấp; quân đội phải mang bản chất, phục
vụ cho mục tiêu, lý tưởng, lợi ích của giai cấp đã tổ chức ra và lãnh đạo nó; mọi
giai cấp, mọi Nhà nước tổ chức ra quân đội đều tập trung chăm lo, xây dựng quân
đội về mặt chính trị theo chính trị của giai cấp mình; các quân đội khác nhau
thì chính trị cũng khác nhau, không có quân đội chung cho mọi giai cấp, quân đội phi giai cấp.
Khi đã giành được
chính quyền thì Đảng Cộng sản phải lãnh đạo chặt chẽ Quân đội, nếu không thì sẽ
là một sai lầm to lớn: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”.
“Hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và của Hồng quân như chăm lo
con ngươi của mắt mình” (Lê nin).
Như vậy, Đảng Cộng sản
phải tổ chức ra quân đội là một tất yếu khách quan, là công cụ bạo lực sắc bén
để bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ.
Chống quan điểm của
các phần tử cơ hội, làm sống lại tư tưởng của E.Becxtanh, C. Cauxki cho rằng hiện
nay đấu tranh giai cấp chỉ cần đấu tranh hòa bình, đấu tranh nghị trường, không
cần đấu tranh vũ trang, cần phải dân sự hóa quân sự, quân đội chỉ bảo vệ đất nước.
Thực tiễn chỉ ra rằng
giai cấp tư sản không bao giờ buông quyền, nhường quyền lãnh đạo của mình cho
giai cấp khác, mặt khác chúng ra sức củng cố bộ máy bạo lực để chống lại bạo lực
cách mạng. Như Lênin đã chỉ rõ: “Nhà nước tư bản sẽ không thể nhường chỗ cho
nhà nước vô sản bằng con đường tự tiêu vong được mà theo một quy luật chung thì
chỉ có thể bằng một cuộc cách mạng bạo lực mà thôi. Không có cách mạng bạo lực
thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước Vô sản được”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét