Trung
Quốc và Việt Nam là láng giềng quan trọng và đối tác hợp tác của nhau, đều là
nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo, lại cùng đang tiến hành cải
cách mở cửa, đổi mới và hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, hai Đảng, hai
nước, nhân dân hai nước tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, giao lưu nhằm củng cố
tình hữu nghị truyền thống, mở rộng hợp tác giao lưu giữa nhân dân, không ngừng
đạt được những thành quả to lớn trong vệc thúc đẩy quan hệ Việt-Trung. Để có
kết quả này phần nào dựa trên cơ sở thúc đẩy hợp tác trao đổi trên kênh chính
trị, làm sâu sắc hơn sự tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung
Quốc.
Từ
khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể quan hệ giữa Việt
Nam-Trung Quốc khôi phục nhanh, phát triển mạnh. Năm 2008, hai nước thiết lập
quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện”. Tiếp xúc cấp cao được duy trì với nhiều hình thức, góp phần tăng cường
tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác tạo điều kiện để hai bên từng bước giải
quyết tranh chấp, bất đồng. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác,
đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài.
Quan
hệ Việt Nam-Trung Quốc tiến những bước dài với những hoạt động ngoại giao nhân
dân, các cuộc gặp gỡ giữa các ban, ngành, các bộ…với nội dung trao đổi hợp tác
đa diện, nhiều chiều, nhiều tầng lớp. Điểm đặc biệt trong quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc là hai nước không ngừng mở rộng không gian hợp tác thông qua
kênh đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế cũng như khu vực.
Một
trong những bằng chứng nổi bật về thành tựu trong quan hệ chính trị-ngoại giao
Việt Nam-Trung Quốc là hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên
giới-lãnh thổ; Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn
thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân
định Vịnh Bắc bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh bắc bộ (năm
2004).
Hợp
tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi và thiết lập cơ chế
hợp tác giao lưu giữa các Ban Đảng; tổ chức 10 cuộc hội thảo về lý luận giữa
hai Đảng. Thành lập cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (2006) để điều
phối tổng thể các mặt hợp tác trong quan hệ hai nước. Quan hệ giữa các ngành
quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được đẩy mạnh, hai bên tiếp tục
triển khai hiệu quả các thỏa thuận văn bản hợp tác giữa hai Bộ ngoại giao, hai
Bộ Công an, hai Bộ Quốc phòng.
Trong
năm 2017, mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
có những bước phát triển rất đáng phần
khởi, hai bộ Quốc phòng đã ký một văn bản hết sức quan trọng, có thể nói là văn
bản mang tính lịch sử, đó là “Tầm nhìn chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung
Quốc năm 2017”.
Có
thể nói, bối cảnh chung trong quan hệ hai nước đang rất tốt đẹp, trong tất cả
những tuyên bố chung cũng như nội dung hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao, thì hợp
tác quốc phòng luôn luôn được đặt ở vị trí rất quan trọng, được coi là trụ cột
nhằm tăng cường sự tin cậy, sự hiểu biết lẫn nhau, từng bước giải quyết những
vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.
Trong
bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, hai bên
nhận thức rõ những cơ hội, thách thức chung cũng như đối với mỗi nước và cùng
thống nhất việc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn
diện; xử lý các vấn đề còn tồn tại và mới nảy sinh giữa hai nước thỏa đáng, phù
hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước có
lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở mỗi nước cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển ở khu vực và trên thế giới. Với ý nghĩa đó, sự hợp tác có hiệu quả
giữa QĐND Việt Nam và Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc đã, đang và sẽ là một
trong những trụ cột quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hữu
nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét