Sau chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang
hình thành. Tất cả các nước lớn nhỏ đều điều chỉnh lại chính sách đối nội và
đối ngoại cùng với đường lối xây dựng đất nước cho phù hợp với tình hình mới.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng và nhà nước ta
luôn xác định : Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.Trên cơ sở đó, nề ngoại giao
Việt Nam với các nước láng giềng, tiếp tục thúc đẩy và tăng cường tình hữu nghị
truyền thống đoàn kết với Lào, Cămpuchia. Đặc biệt, Việt Nam đã khôi phục và
phát triển một bước quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc sau những năm bị
gián đoạn.
Năm 1989, bắt đầu cơ sở bình
thường hóa quan hệ Việt – Trung, đó là với việc sau khi Việt Nam giúp đỡ thành
công cho Campuchia chống diệt chủng Bôn pốt. Hội nghị Thành Đô từ ngày
3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Việt - Trung. Dự Hội nghị Thành Đô có đoàn
đại biểu cấp cao của Việt Nam bao gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn
Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đoàn cán bộ cấp cao của Việt Nam .
Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Tại đây, Hai
bên đều có chủ trương và đã ký kết bản Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường
hóa quan hệ hai nước.
Ngày 5/11/1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đến thăm Trung Quốc. Ngày
7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý
công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài,
Bắc Kinh.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu,
ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc.
Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:
Hiệp định Biên giới trên bộ Việt - Trung
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ
Năm 2009, Trung Quốc và Việt
Nam đều ra tuyên bố lãnh thổ và chủ quyền của hai bên trên biển Đông. Với nỗ lực của
hai bên, đường biên giới Việt Nam và
Trung Quốc thật sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu
nghị, ổn định và hợp tác.
Kể từ sau khi bình thường hóa
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cho thấy, các loại hình văn hóa của cả hai nước
tiếp tục và thường xuyên được giao lưu rộng rãi, đồng thời luôn được đông đảo
nhân dân hai nước đón nhận một cách cởi mở, vui mừng.
Quan hệ kinh tế và thương mại,
mậu dịch song phương Việt Nam - Trung Quốc: Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển "quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga và Trung Quốc.
Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay,
quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển
nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991
lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn
hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai
nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam
chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu
từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị
vận tải, nguyên phụ kiện dệt may, da giày, phân bón và vật tư nông nghiệp, và
hàng tiêu dùng.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư
nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Trong các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn
vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam.
Vị trí địa lý là một quốc gia láng giềng với Trung
Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế của Việt Nam và đồng thời cũng là thách thức lớn trong việc sản xuất ra hàng
hóa chi phối bởi chi phí và đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh
cao.
Về quan hệ chính trị, Việt Nam – Trung Quốc là hai
nước láng gièng xã hội chủ nghĩa gần gũi núi liền núi – sông liền sông. Nhân
dân hai nước có truyền thống hữu nghị, giao lưu các nền văn hóa rất lâu đời và
tốt đẹp, hai nước dã từng kề vai sát cánh giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh
cách mạng lâu dài vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì độc lập tự do, vì
cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân hai nước.
Về mặt ngoại giao chính thức,
quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam
ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc
biệt là kinh tế và chính trị. Hơn thế nữa, trong bối cảnh Quốc tế mới hiện nay
hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân Việt – Trung đã đang và sẽ duy trì mối quan
hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai
ngày một tốt đẹp hơn.
Đối với vấn đề trên Biển, hai bên duy
trì trao đổi thường xuyên về những vấn đề còn khác biệt. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cuối cùng, hai
bên cần kiềm chế, không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình, mở rộng
tranh chấp; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên biển. Đồng thời, Việt Nam và Trung
Quốc phải cùng ASEAN thực hiện toàn diện, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
sớm tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC). Duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông góp
phần duy trì môi trường quốc tế, khu vực hòa bình, ổn định với sự phát triển của mỗi nước, góp phần vào duy
trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Nhu cầu phất triển kinh tế, ổn định chính trị của
Việt Nam và Trung Quốc cùng với xu thế hòa bình, ổn định hợp tác hữu nghị đã
thúc đẩy quan hệ Việt – Trung xích lại gần nhau sau những năm bị gián đoạn.
Việc mối quan hệ này bình thường hóa có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, nhất là đối với Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta coi việc
củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược,
đánh dấu một chặng đường phát triển của Việt Nam thể hiện sự đúng đắn trong
sách lược của ta mở ra một thời kỳ quan hệ rộng mở với các nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét