Cuộc
đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa luôn
là mặt trân nóng bỏng, và luôn là trọng tâm chống phá của các thế lực thù địch.
Trong thời gian gần đây, bọn chúng lại tiếp tục luận điệu mới cái gọi là “Dân sự hóa quân đội”. Gần đây dư luận đang
quan tâm vấn đề sử dụng đất quốc phòng gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, lợi
dụng nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận quần chúng nhân dân, các thế lực thù
địch đưa ra các luận điệu xuyên tạc, kích động hòng chống phá Đảng, Nhà nước và
Quân đội. Cụ thể:
Chúng kêu gọi quân đội không được làm kinh tế, chỉ
tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Kêu gọi quân đội bàn giao đất quốc phòng
cho các địa phương quản lý, phát triển kinh tế.Chúng cho rằng nếu quân đội tham gia hoạt động sản
xuất kinh tế sẽ nảy sinh tham nhũng, lợi ích nhóm, đặc quyền, đặc lợi và làm
suy yếu sức mạnh quân đội. Hoặc cho rằng, nay đất nước đã phát triển, quân đội
không phải làm kinh tế và ưu tiên tập trung cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng
chiến đấu như quân đội các nước tư bản.
Đây là
âm mưu vô cùng thâm độc, phủ nhận chức năng, vai trò của quân đội từ bản chất.
Quân đội thực hiện chức năng lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế chính
là kế thừa kế sách giữ nước của cha ông. Quốc sách “ngụ binh ư nông”, thời bình
thì người lính làm nông nghiệp, khi chiến tranh xảy ra tham gia chiến đấu giết
giặc dưới các triều Lý, Trần, Lê sơ đã rất hiệu quả trong việc xây dựng sức
mạnh quốc phòng. Nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để
phục binh sẵn, phá thế giặc từ xa; phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra
các công cụ sản xuất, vừa sản xuất ra vũ khí, phương tiện phục vụ toàn dân đánh
giặc. Hay là mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê để vừa phát
triển kinh tế, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc.
Trong
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây, mặc dù không
phủ nhận sự viện trợ chí nghĩa, chí tình của các nước xã hội chủ nghĩa anh em,
song có thể khẳng định rằng, quân đội ta vẫn tự lực về hậu cần là chính. Chủ
trương đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, ăn một củ mì trồng lại một cây đã giúp bộ
đội ta vượt qua được những giai đoạn rất khó khăn về hậu cần, nhất là khi Liên
Xô và Trung Quốc cắt giảm viện trợ những năm 70. Mặt khác, Đảng ta chủ trương
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành
phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, kinh doanh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với
quốc phòng – an ninh, quốc phòng – an ninh với kinh tế. Luận điệu xóa bỏ chức
năng, nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế của quân đội thực chất là âm mưu xóa
bỏ vai trò kinh tế Nhà nước – thành phần chủ đạo của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, bản chất các hoạt động sản xuất,
phát triển kinh tế của quân đội là thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, là
kinh tế Nhà nước. Vì vậy, quân đội tham gia phát triển kinh tế là đúng pháp
luật, cũng là phù hợp với chủ trương của Đảng.
Tất
nhiên, tài nguyên đất là thuộc về sở hữu tập thể, Nhà nước giao cho quân đội
quản lý, sử dụng nhưng khi cần quân đội sẵn sàng bàn giao một cách nghiêm túc.
Nhưng lợi dụng việc quản lý đất đai chưa thống nhất, còn buông lỏng, chưa chặt
chẽ và đúng pháp luật, những sơ hở trong các phát ngôn (có cả việc suy diễn,
xuyên tạc ý nghĩa các phát ngôn của một số cán bộ cao cấp), các thế lực thù
địch tán phát, bình luận trái chiều, kích động nhân dân khiếu kiện, làm phức tạp
tình hình và có nguy cơ mâu thuẫn, thậm chí đối đầu giữa quân đội với nhân dân.
Cùng với đó, nhiều ý kiến trái chiều lại đang kích động, đòi chuyển hoàn toàn
quyền sử dụng đất quốc phòng, nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sang
hoạt động dân sự, cho rằng quân đội đang được hưởng đặc quyền, đặc lợi khi quản
lý, khai thác quỹ đất này. Đây cũng là âm mưu rất nguy hiểm của các thế lực thù
địch và kẻ cơ hội, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động quân sự khi có
tình huống khẩn cấp về quốc phòng – an ninh, nhiều nơi không còn vị trí bố trí
các trận địa phòng không, triển khai lực lượng tác chiến… rất nguy hiểm.
Âm mưu “Dân sự hóa Quân đội” thực sự cũng chỉ là
chiêu trò “Bình mới, rượu cũ”, thực chất vẫn là âm mưu “phi chính trị hóa Quân
đội”, với những luận điệu cũ cộng thêm những tình tiết mới nảy sinh trong đời
sống xã hội. Vì thế các
cấp, các ngành càng phải đề cao cảnh giác, làm tốt công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng và triển khai các giải pháp đồng bộ, toàn diện để làm thất bại âm mưu,
thủ đoạn thâm hiểm này của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét