Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Từ lịch sử đến tương lai

Lịch sử dân tộc việt Nam tồn tại và phát triển luôn gắn liền với xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua hàng ngàn năm cho đến nay bài học dựng nước và giữ nước vẫn còn nguyên giá trị, nó được chứng minh rõ nét nhất ở thời đại Hồ chí Minh và trong lãnh đạo vận dụng sáng tạo công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước của Đảng, nhà nước và dân dân ta đó là hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, gồm cả xây dựng kinh tế, chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân) văn hóa, xã hội, đặc biệt là xây dựng con người mới. Trong nội dung xây dựng có cả bảo vệ Tổ quốc và là một cách tự bảo vệ có hiệu quả nhất. Bởi vì chỉ có dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì đất nước mới đứng vững được trước mọi sự chống phá điên cuồng của kẻ thù. Bảo vệ Tổ quốc là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đúc kết: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy tư duy sâu rộng của mối quan hệ chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là tư tưởng quân sự, quốc phòng, an ninh, kháng chiến, mà kháng chiến bao giờ cũng đi liền với kiến quốc. Xây dựng Đảng, Nhà nước chính là nhằm bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Đảng, Nhà nước là phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nhà nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức rõ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; điều này thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, nhất là Văn kiện Đại hội VIII, IX, X, XI; bảo vệ không chỉ là phòng ngừa mà trước hết phải chăm lo xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt, nhất là phải khắc phục được nguy cơ tụt hậu về kinh tế; đi đôi với xây dựng phải đấu tranh phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ vấn đề: “Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước”. Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006) đã phân tích sâu sắc sự phát triển nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN khi đặt vấn đề “trong điều kiện mới, cần có nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trong khi khẳng định tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa , đặc biệt chú trọng xử lý tốt các mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Lãnh tụ V.I. Lênin chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên xuất hiện cho đến nay, nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN luôn luôn được nhận thức, quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả.Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta càng ý thức sâu sắc sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”.Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh trong quá trình thực hiện các phương hướng để đạt được mục tiêu khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Trong định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Cương lĩnh chỉ rõ: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng-an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng-an ninh, quốc phòng-an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn”.Theo tinh thần Đại hội XI, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Bản chất của mối quan hệ này là sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng. Đảng ta đặt lên hàng đầu “sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh”, nhưng lại xác định “tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Quan điểm này cần được hiểu, đời sống kinh tế-xã hội là gốc của quốc phòng-an ninh; xây dựng kinh tế-xã hội là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Gốc này có vững chắc thì quốc phòng-an ninh mới vững. Xây dựng chính là tự bảo vệ; ngược lại bảo vệ tốt lại tạo điều kiện để xây dựng tốt. Một nấc thang của xây dựng gắn chặt với một nấc thang của bảo vệ; một nấc thang của bảo vệ lại tạo ra một thành quả của xây dựng, vì bảo vệ trong tiến trình xây dựng.Mối quan hệ chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ còn được thể hiện ở lực lượng xây dựng cũng là lực lượng bảo vệ và lực lượng bảo vệ cũng là lực lượng xây dựng, tức là toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị. Xây dựng không chỉ là việc riêng của kinh tế-xã hội, của dân sự mà cũng là câu chuyện của quốc phòng-an ninh. Củng cố quốc phòng-an ninh không phải chỉ là việc riêng của quốc phòng, của bảo vệ mà còn nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, theo yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.


Sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới của tình hình khu vực và thế giới, trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới được Đảng ta xác định trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn. Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược. Đại hội XII của đảng cũng xác định xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược xong nó được cụ thể hóa vận dụng sát hơn với tình hình hiện tại của đất nước. Đây là tư duy mới của Đảng, bảo vệ Tổ quốc là sự kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh không chỉ trên lĩnh vực phát triển kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh tại các địa bàn chiến lược.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...