Lợi dụng một số vấn
đề còn bất đồng, tranh chấp về chủ quyền biển đảo giữa ta và Trung Quốc trên
biển Đông, Phạm Trần đã cố tình
xuyên tạc cho rằng chúng ta quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Sự thật mà Phạm Trần cố tình lờ đi, đó
là giữa ta và Trung Quốc hai bên đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ
bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam
– Trung Quốc” (2011), làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Theo đó,
hai bên nhất trí kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật
pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần DOC. Trên
cơ sở thỏa thuận này, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về
khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về hợp tác
trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Đến nay, sau các vòng đàm phán, hai
bên đã đạt một số kết quả gồm, nhất trí thành lập Tổ chuyên gia kỹ thuật khảo
sát chung phục vụ công tác phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; nhất trí chọn ra 03 dự án trong lĩnh vực ít nhạy cảm
trên biển để nghiên cứu và triển khai thí điểm, gồm: Dự án về hợp tác trao đổi,
nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam
và Trung Quốc, Dự án về nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực
châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang và Dự án về phối hợp tìm kiếm
cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong quá trình tìm kiếm giải
pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, hai bên đã thành lập
và đưa vào hoạt động Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển
trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về Biên giới lãnh thổ Việt Nam –
Trung Quốc (2013) nhằm nghiên cứu và bàn bạc về các giải pháp mang tính quá độ,
không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm vấn đề hợp tác
cùng phát triển”. Tuy nhiên, giải quyết việc tranh chấp trên biển là vấn đề
lịch sử, phức tạp, lâu dài khi xem xét cần phải kiên trì, bản lĩnh, tỉnh táo,
tránh nóng vội chủ quan. Hai bên đã nhất trí giải quyết trên tinh thần nhìn từ
tầm cao chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với luật pháp
quốc tế và quan hệ hữu nghị, truyền thống, không để ảnh hưởng đến sự phát
triển, ổn định của mối quan hệ hai nước.
Tóm lại, những luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch là phiến diện, thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình xuyên
tạc mối quan hệ Việt – Trung và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ cũng như
quan điểm về giải quyết mâu thuẫn, bất đồng trên biển Đông của Đảng và Nhà Nước
ta hiện nay. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên
tạc của chúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét