Hiện nay, trong cuộc
đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” đang xuất hiện những tình tiết mới,
rất nguy hiểm và thâm độc. Đó là âm mưu đòi “dân sự hóa” quân đội của các thế
lực thù địch.
Chúng đòi đưa ra
Quốc hội bàn bạc công khai các vấn đề về quốc phòng, quân sự; để nhân dân quyết
định các vấn đề quốc phòng, quân sự thông qua đại diện của mình là các đại biểu
Quốc hội. Đây là
một luận điệu vô cùng lố bịch. Ai cũng biết, quốc phòng, quân sự là công cuộc
phòng thủ của đất nước, là việc cơ mật, liên quan đến sự tồn vong của một quốc
gia, dân tộc, cần phải giữ bí mật và phải được những người có am hiểu về công
tác quân sự, quốc phòng bàn bạc, quyết định. Vì vậy, nếu như chuyện gì cũng đem
ra bàn bạc công khai trước Quốc hội rồi xin ý kiến của nhân dân thì còn gì là
bí mật, nhất là các vấn đề về tổ chức biên chế, vũ khí trang bị, quân số thường
trực, đường lối, chính sách quốc phòng, quân sự. Điều này làm cho nguyên tắc,
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội bị chi phối và chia sẻ, không bảo
đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội
và sự nghiệp quốc phòng - an ninh.
Ngoài ra chúng kêu gọi
quân đội không được làm kinh tế, chỉ tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Chúng cho rằng nếu quân đội tham gia hoạt
động sản xuất kinh tế sẽ nảy sinh tham nhũng, lợi ích nhóm, đặc quyền, đặc lợi
và làm suy yếu sức mạnh quân đội. Hoặc cho rằng, nay đất nước đã phát triển,
quân đội không phải làm kinh tế và ưu tiên tập trung cho nhiệm vụ huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu như quân đội các nước tư bản. Đây là âm mưu vô cùng thâm
độc, phủ nhận chức năng, vai trò của quân đội từ bản chất. Quân đội thực hiện
chức năng lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế chính là kế thừa kế
sách giữ nước của cha ông. Quốc sách “ngụ binh ư nông”, thời bình thì người
lính làm nông nghiệp, khi chiến tranh xảy ra tham gia chiến đấu giết giặc dưới
các triều Lý, Trần, Lê sơ đã rất hiệu quả trong việc xây dựng sức mạnh quốc
phòng. Nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để phục binh
sẵn, phá thế giặc từ xa; phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công
cụ sản xuất, vừa sản xuất ra vũ khí, phương tiện phục vụ toàn dân đánh giặc.
Hay là mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê để vừa phát triển
kinh tế, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc.
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ trước đây, mặc dù không phủ nhận sự viện trợ chí nghĩa, chí
tình của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, song có thể khẳng định rằng, quân
đội ta vẫn tự lực về hậu cần là chính. Chủ trương đẩy mạnh tăng gia, sản xuất,
ăn một củ mì trồng lại một cây đã giúp bộ đội ta vượt qua được những giai đoạn
rất khó khăn về hậu cần, nhất là khi Liên Xô và Trung Quốc cắt giảm viện trợ
những năm 70. Mặt khác, Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu,
kinh doanh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an
ninh với kinh tế. Luận điệu xóa bỏ chức năng, nhiệm vụ tham gia phát triển kinh
tế của quân đội thực chất là âm mưu xóa bỏ vai trò kinh tế Nhà nước - thành
phần chủ đạo của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi
đó, bản chất các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của quân đội là thuộc
sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, là kinh tế Nhà nước. Vì vậy, quân đội tham gia
phát triển kinh tế là đúng pháp luật, cũng là phù hợp với chủ trương của Đảng.
Đặc biệt chúng kêu gọi
quân đội bàn giao đất quốc phòng cho các địa phương quản lý, phát triển kinh
tế.Tất nhiên, tài nguyên
đất là thuộc về sở hữu tập thể, Nhà nước giao cho quân đội quản lý, sử dụng
nhưng khi cần quân đội sẵn sàng bàn giao một cách nghiêm túc. Nhưng lợi dụng
việc quản lý đất đai chưa thống nhất, còn buông lỏng, chưa chặt chẽ và đúng
pháp luật, những sơ hở trong các phát ngôn (có cả việc suy diễn, xuyên tạc ý
nghĩa các phát ngôn của một số cán bộ cao cấp), các thế lực thù địch tán phát,
bình luận trái chiều, kích động nhân dân khiếu kiện, làm phức tạp tình hình và
có nguy cơ mâu thuẫn, thậm chí đối đầu giữa quân đội với nhân dân. Cùng với đó,
nhiều ý kiến trái chiều lại đang kích động, đòi chuyển hoàn toàn quyền sử dụng
đất quốc phòng, nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sang hoạt động dân
sự, cho rằng quân đội đang được hưởng đặc quyền, đặc lợi khi quản lý, khai thác
quỹ đất này. Đây cũng là âm mưu rất nguy hiểm của các thế lực thù địch và kẻ cơ
hội, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động quân sự khi có tình huống khẩn
cấp về quốc phòng - an ninh, nhiều nơi không còn vị trí bố trí các trận địa
phòng không, triển khai lực lượng tác chiến... rất nguy hiểm.
Như vậy, với mục tiêu “dân sự hóa” quân
đội rất tinh vi và thâm độc, các thế lực thù địch muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
toàn xã hội, tạo nguyên cớ cho các thế lực có thâm thù với cách mạng tiến hành
“cuộc chiến không đánh mà thắng”, xóa bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những quan điểm sai trái phản động nêu trên có không ít người, kể cả cán bộ
nguyên là lãnh đạo cấp cao mắc mưu thủ đoạn thâm độc này. Vì thế các cấp, các
ngành càng phải đề cao cảnh giác, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
và triển khai các giải pháp đồng bộ, toàn diện để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn
thâm hiểm này của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét