Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống lâu đời, mặc dù trong lịch sử có những lúc thăng trầm, nhưng hợp tác và hữu nghị vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Hiện nay, Việt
Nam và Trung Quốc
đều trong thời
kỳ rất
quan trọng phát
triển kinh tế
- xã hội
của mỗi
nước, sự
phát triển
của mỗi
bên đều
là cơ
hội cho bên
kia; giữa hai Đảng,
hai nước có
rất nhiều
lợi ích
chung. Trong bối cảnh
tình hình
quốc tế
và khu vực
hiện nay diễn
biến sâu
sắc, phức
tạp, Việt
Nam và Trung Quốc
đều phải
tăng cường
hơn nữa,
duy trì và
phát triển
tình hữu
nghị truyền
thống do Chủ
tịch Hồ
Chí Minh, Chủ
tịch Mao Trạch
Đông, các
lãnh đạo tiền
bối hai nước
và nhân
dân hai nước
qua nhiều thời
kỳ đã dày
công vun đắp.
Trong những
năm qua, quan hệ
hai Đảng, hai nước
phát triển
toàn diện
trên tất
cả các
lĩnh vực.
Về hợp
tác chính
trị, giao lưu,
trao đổi giữa
lãnh đạo
cấp cao hai nước
diễn ra thường
xuyên; từ
Đại hội
XVIII của Đảng
Cộng sản
Trung Quốc đến
nay, hằng năm
đều có
một lãnh
đạo chủ
chốt của
Trung Quốc thăm
Việt Nam, nhiều
lãnh đạo
của Việt
Nam đã thăm Trung Quốc.
Những chuyến
thăm này
có ý
nghĩa rất
quan trọng, định
hướng quan hệ
hai Đảng, hai nước.
Hai bên cũng
thiết lập
và bổ
sung nhiều cơ
chế quan trọng
về hợp
tác song phương,
như cơ
chế gặp
gỡ hằng
năm giữa
lãnh đạo
cấp cao hai Đảng,
Ủy ban chỉ
đạo hợp
tác song phương
và gần
50 cơ chế
hợp tác
trên tất
cả các
lĩnh vực
giữa các
bộ, ngành,
địa phương.
Hợp tác
kinh tế - thương
mại hai nước
cũng phát
triển hết
sức mạnh
mẽ và
thực chất,
đem lại
lợi ích
thiết thực
cho nhân dân
hai nước. Trong 13 năm
liền, Trung Quốc
luôn là
đối tác
thương mại
hàng đầu
của Việt
Nam; trong khi đó,
Việt Nam ngày
càng trở
thành đối
tác kinh tế
- thương mại
quan trọng của
Trung Quốc, năm
2016 đã vượt Ma-lai-xi-a, trở
thành đối
tác thương
mại hàng
đầu của
Trung Quốc trong các
nước ASEAN. Bên
cạnh đó, giao lưu
nhân dân rất mật
thiết và
phong phú với
nhiều hình
thức khác
nhau như giao lưu
hữu nghị
giữa thanh niên
hai nước; gặp
gỡ hữu
nghị giữa
các địa
phương hai nước…
Hai bên cũng hợp
tác giải
quyết tốt
những vấn
đề biên
giới lãnh
thổ, tăng
cường hợp
tác quản
lý đường
biên giới
trên bộ,
quản lý
các cửa
khẩu, thực
hiện các
hiệp định,
văn kiện
liên quan biên
giới trên
bộ cũng
như vịnh
Bắc Bộ.
Với nỗ
lực của
hai bên, đường
biên giới
Việt Nam và
Trung Quốc thật
sự trở
thành đường
biên giới
hòa bình,
hữu nghị,
ổn định
và hợp
tác. Đối
với vấn
đề trên
biển, hai bên
duy trì trao đổi
thường xuyên
về những
vấn đề
còn khác
biệt. Quan trọng
nhất là
lãnh đạo
cấp cao hai nước
đã nhất trí
hai bên cần
dựa trên
cơ sở
luật pháp
quốc tế
và nhận
thức chung của
lãnh đạo
cấp cao hai Đảng,
hai nước; thông
qua đàm phán hữu
nghị, tìm
kiếm một
giải pháp
cơ bản,
lâu dài
mà hai bên
chấp nhận
được trong vấn
đề Biển
Đông.
Trong quá trình tìm kiếm giải pháp
cuối cùng,
hai bên cần
kiềm chế,
không có
bất kỳ
hành động
nào làm
phức tạp
thêm tình
hình, mở
rộng tranh chấp;
cùng nhau duy trì hòa
bình, ổn
định trên
biển. Đồng
thời, Việt
Nam và Trung Quốc
phải cùng
ASEAN thực hiện
toàn diện,
đầy đủ
Tuyên bố
về ứng xử của
các bên
ở Biển
Đông
(DOC), sớm tiến
tới xây
dựng Bộ
Quy tắc ứng
xử ở Biển Đông (COC). Duy trì hòa bình, ổn định
ở Biển
Đông góp
phần duy trì
môi trường
quốc tế,
khu vực hòa
bình, ổn
định với
sự phát
triển của
mỗi nước,
góp phần
vào duy trì
hòa bình,
ổn định
ở khu vực
và trên
thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét