Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là chủ đề nóng bỏng trong 4000
năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước
láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương
tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã
làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. I.Thời kỳ Trước
thế kỷ XX Từ cuối thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến nửa đầu thế kỷ thứ X sau
CN, Việt Nam chịu sự thống trị trực tiếp của Trung Quốc trong một nghìn năm cho
đến khi giành được độc lập. Các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện chính
sách hai mặt. Một mặt vẫn thực hiện đủ lễ, cống nộp với Trung Hoa., mặt khác vẫn
vững quyền tự chủ của riêng mình. II.Đầu thế kỷ XX - 1945 Thời Pháp thuộc, Việt
Nam bị chia làm ba kỳ, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, thời kỳ này
có nhiều nhà cách mạng chống Pháp của Việt Nam, đặc biệt trong phong trào Cần
Vương, đã sang Trung Hoa nương náu hoặc cầu viện, như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn
Thiện Thuật.... III.Giai đoạn 1945 – 1970 1 Giai đoạn 1945 đến 1954 Giai đoạn
chiến tranh chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Giai đoạn này
Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống Pháp. Trung Quốc
trang bị vũ khí và giúp huấn luyện cho một số đơn vị bộ binh và pháo binh đồng
thời vận chuyển hàng viện trợ sang Việt Nam. Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng
Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoàng Minh Giám, ngày 18 tháng 1 năm
1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chu Ân Lai thay mặt
chính phủ hai nước gửi công hàm công nhận lẫn nhau và đề nghị thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa hai nước. 2 Giai đoạn 1954 đến 1970 Giai đoạn này Trung Quốc đã
viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vũ khí và tiền bạc để chống Mỹ.
Hàng năm tại cả Trung Quốc và Việt Nam, hai nước đã phối hợp
hoặc tham gia tổ chức hàng chục cuộc triển lãm, hội chợ góp phần tăng cường
giao lưu văn hóa trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả hai nước. Từ
năm 2000, nhiều đội tuyển quốc gia của Việt Nam, như: bơi, lặn, nhảy cầu, cầu
mây, giuđô, cử tạ nữ, bóng bàn, bắn súng... với 300/850 tuyển thủ quốc gia đã
được tập huấn ở Trung Quốc. d. Phát thanh, truyền hình, phim ảnh Trung Quốc tiếp
tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa
quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại
Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các
đài truyền hình Trung Ương và địa phương. 3.Quan hệ kinh tế và thương mại Từ
khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung
– Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai
nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần.
Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Việt Nam hết sức coi trọng
vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc. Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu
nhiên liệu và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là
hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng. Trung Quốc trúng thầu nhiều các dự án lớn:
như trồng rừng ở biên giới, dự án Bauxite Tây Nguyên, các dự án Nhiệt điện, Thuỷ
điện, …
Hiện nay quan hệ hai nước vẫn còn nhiều vấn đề không thể giải
quyết trong một sớm một chiều nhưng phải khẳng định rằng chính phủ và nhân dân
hai nước vẫn luôn vun đắp tình cảm trong quan hệ gắn bó bền chặt từ lâu nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét