Trong thời kỳ nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH sớm hoàn thành thời kỳ quá độ lên CNXH thì xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược không thể tách rời, sợi chỉ đỏ
xuyên suất của cách mạng Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của
hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước thắng lợi, cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta càng
ý thức sâu sắc sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ:
“Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng
đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách
mạng”.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy
hai mà một, tuy một mà hai”. Bản chất của mối quan hệ này là sự gắn bó mật thiết
giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng. Đảng
ta đặt lên hàng đầu “sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế-xã
hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh”, nhưng lại xác định “tăng
cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Quan điểm này cần được
hiểu, đời sống kinh tế-xã hội là gốc của quốc phòng-an ninh; xây dựng kinh tế-xã
hội là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Gốc này có vững chắc thì quốc
phòng-an ninh mới vững. Biểu hiện của vững chắc là ổn định và phát triển. Mà muốn
ổn định và phát triển, trong ổn định và phát triển cần có bảo vệ. Mặt hoạt động
này là điều kiện của hoạt động kia và ngược lại. Bởi vì xây dựng và bảo vệ
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái
cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Bảo vệ không chỉ là phòng ngừa hay chống lại,
đánh trả. Chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại, tinh nhuệ
là để phòng ngừa, không phải răn đe; để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất
của Tổ quốc nếu các thế lực thù địch có dã tâm muốn thôn tính nước ta.
Hiện nay, trên các trang mạng thông tin đại chúng
đang có rất nhiều thông tin xuyên tạc, thậm chí chỉ trích việc Đảng ta xác định
hai nhiệm vụ chiến lược trên. Chúng cho rằng việc xác định nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa là máy móc, viển vông, không đúng với thực tiễn qua trình
đi lên XHCN ở nước ta. Chúng đưa ra luận điệu: Việt Nam chưa hoàn thành xong thời
kỳ quá độ, tiến lên CNXH mà xác định nhiệm vụ bảo vệ, điều đó là thừa, không cần
thiết.
Phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc một cách khoa học và
cách mạng rằng, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh chỉ có thể thắng lợi khi
mà quốc phòng-an ninh được giữ vững, môi trường hòa bình được bảo đảm, tình
hình chính trị ổn định. Từng giờ, từng phút, các thế lực thù địch tìm mọi cách
chống phá chúng ta, không muốn cho chúng ta được sống trong hòa bình. Vì vậy phải
quan tâm đúng mức, luôn luôn nêu cao cảnh giác đập tan mọi âm mưu và hành động
chống phá của kẻ thù. Chỉ có như vậy thì mới có điều kiện để xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, phải thấy rằng, chỉ khi kinh tế phát triển nhanh, bền vững, các
lĩnh vực xã hội được bảo đảm thì nền độc lập của chúng ta mới được giữ vững. Những
quan điểm chỉ muốn làm giàu về kinh tế bằng mọi giá, không quan tâm đến quốc
phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc, cần phải được lên án mạnh mẽ.
Chúng ta phải kịch liệt lên án, phê phán những luận
điệu xuyên tạc đó, đồng thời phải khẳng định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là
hai nhiệm vụ chiến lược không thể tách rời của cách mạng nước ta. Chỉ có kiên định
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng thành công CNXH
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN mới là sự lựa chọn sáng suất, đúng đắn
nhất của toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta. Nó không chỉ phản ánh đúng quy luật
tồn tại và phát triển của dân tộc, mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược đối với
sự phát triển của cách mạng nước ta.
Trước những luận điệu chống phá của các thế lực thù
địch, điều quyết định cho sự bền vững độc lập dân tộc, bảo đảm cho đất nước
phát triển theo định hướng XHCNđó là cách mạng nước ta phải kết hợp chặt chẽ
hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét