Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Đường lối đối ngoại của Đảng về phát triển kinh tế


Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong đường lối, chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước.

Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Kinh tế đối ngoại tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường, giao lưu xuất nhập hàng hóa, hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hội nhập, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA), Tiếp thu khoa học - công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật, văn hóa - xã hội… hướng các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho lượng lớn người lao động trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Thúc đẩy quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời hoàn thiện thể chế trong nước: pháp luật và tổ chức bộ máy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Những dấu hiệu mang lại cho nền kinh tế nước ta nhiểu khởi sắc bên cạnh đó, bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập hạn chế, nhất là kinh tế đối ngoại. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, chất lượng hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn. Năng lực giá trị cạnh tranh còn thấp, khả năng tích lũy vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ của nước ta còn rất khiêm tốn, năng suất lao động tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công và chi phí mặt bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp đã ảnh hướng nhiều đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thế. Ngoài ra, trong nước sử dụng vốn FDI và ODA chưa hiệu quả, trình độ điều hành, quản lý vốn còn hiện tượng tham ô, tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và công tác đối ngoại của nhà nước, cơ chế chính sách về hợp tác kinh tế còn rườm rà, nắm các quy chế, quy ước trong tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế còn bị động.

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng, trong đó “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” là chủ trương định hướng cơ bản, lâu dài góp phần quan trọng vào mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cần quán triệt đường lối hội nhập quốc tế, xác định vai trò trọng tâm của hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình hội nhập hình thành quan điểm, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp; cần có sự thống nhất mục tiêu hội nhập từ trung ương đến địa phương; gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế với đẩy mạnh cải cách trong nước; chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cấu trúc nền kinh tế gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu chính trị ngoại giao và mục tiêu chiến lược trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiệt hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giá và dự báo các vấn đề mới, các xu thế vận động của hội nhập; hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành thị trường đủ năng lực, hoạt động hiệu quả để bảo vệ thị trường trong nước, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, gắn với bảo vệ môi trường.

 Quán triệt thực hiện đường lối đối ngoại về kinh tế góp phần thực hiện lời căn dặn và mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Dân tộc Việt Nam sẽ bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...