Như
chúng ta đã biết, Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi,
sông liền sông. Nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời.
67 năm trước, vào ngày 18/1/1950, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhà nước
đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã đặt mốc lịch sử
quan trọng trong mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
67 năm qua, tình cảm hữu nghị giữa hai nước do Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước
dày công vun đắp đã trở thành tài sản quý báu của hai dân tộc. Những năm tháng
hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước cùng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong
công cuộc cách mạng trước đây đã để lại những ấn tượng và tình cảm sâu sắc đối
với nhân dân hai nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chí tình của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung
Quốc, cũng như của bạn bè quốc tế khắp năm châu đã dành cho Việt Nam trong công
cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Quan hệ giữa hai nước tuy có trải qua thăng trầm nhưng
ngày càng phát triển. Sau bình thường hóa năm 1991, quan hệ Việt - Trung phát
triển nhanh chóng. Nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định, hữu
nghị giữa hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cấp cao hai bên đã
thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và liên tục củng cố khuôn khổ quan hệ hai nước.
Hai nước đã xác định phát triển quan hệ theo phương châm “láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và nhất trí cùng nhau
trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, từ
khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008,
quan hệ Việt - Trung đã không ngừng mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu trong
tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, thời gian qua, do giải quyết một số vấn đề
trên Biển Đông của hai nước diễn biến phức tạp do lịch sử để lại, đó là việc
tranh chấp hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Một số thế lực thù địch, các
nhóm chống đối chính trị, nhóm bất mãn chính trị lợi dụng, xuyên tạc, tuyên
truyền sai đường lối của Đảng nhằm kích động nhân dân, gây tin đồn sai sự thật
để chia rẽ mối quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; đồng thời
chúng lợi dụng để kích động quần chúng biểu tình làm mất ổn định chính trị ở
một số khu vực trong nước.
Song, Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam vẫn khẳng định có đủ cơ sở pháp lý và
chứng cứ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, Việt
Nam vẫn tiếp tục đấu tranh theo quan điểm chính trị và ngoại giao. Việc giải
quyết vấn đề tranh chấp có thể còn diễn ra lâu dài với diễn biến khá phức tạp.
Quá trình đấu tranh phải theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, luật pháp
quốc tế và sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận thế giới. Tôi tin rằng việc đấu
tranh của chúng ta sẽ thành công. Nhưng phải nhận thức đầy đủ và rõ ràng rằng:
Việc đấu tranh trên Biển Đông là để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của dân
tộc Việt Nam tại Biển Đông; Việt Nam vẫn luôn tôn trọng và vun đắp mối quan hệ
hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam – Trung Quốc; Hòa bình, ổn định và phát
triển là nguyện vọng và lợi ích chung của cả hai dân tộc. Hợp tác hữu nghị là
sứ mệnh của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước. Tương lai của mỗi nước cũng
như hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực đòi hỏi quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc phát triển ổn định, lành mạnh. Không như một số lời lẽ xuyên tạc, phản
động, chia rẽ của kẻ thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét