Nước ta là một bộ phận không thể tách rời
của thế giới, gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử
loài người.
Hiểu biết sâu sắc tình hình thế giới là điều kiện không thể thiếu để xác định
những mục tiêu, nhiệm vụ cho đất nước. Xa rời với sự vận động chung, tự cô lập
mình với thế giới bên ngoài là những sai lầm nguy hại, có thể ảnh hưởng đến sự
sinh tồn của cả dân tộc. Việt Nam chúng ta đã từng có một thời kỳ như vậy, chỉ
bó hẹp quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa mà không quan tâm đến tình hình của
các nước khác cũng như thế giới nói chung, bị bao vây, cô lập
bởi chính các nước trong khu vực. Nhận định rõ tình
hình,
Đảng ta đã có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách ngoại giao, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình thế khó khăn,
trong đó phải kể đến chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại.
Kế thừa tư tưởng đối ngoại độc lập, tự chủ
của Hồ Chí Minh và trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của các Đại
hội trước đó, Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế”
Có thể nói việc đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ đối ngoại là một trong những
chủ trương quan trọng, thể hiện rõ nét sự đổi mới của Đảng trong quan điểm và
tư duy về công tác đối ngoại; là cơ sở tiền đề để chúng ta thực hiện được các
chủ trương khác như hội nhập kinh tế quốc tế hay nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Đa dạng hóa quan hệ đối ngoại bao gồm: đa
dạng hóa về lĩnh vực và đa dạng hóa về loại hình quan hệ. Về lĩnh vực là làm
cho quan hệ đối ngoại mở rộng ra tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao
đến cả kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, khoa học - công nghệ và các lĩnh
vực khác. Về loại hình là triển khai trên tất cả các kênh, song phương, đa
phương, đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân. Đa phương hóa
quan hệ đối ngoại là mở ra quan hệ với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế,
không phân biệt chế độ chính
Định hướng chính sách "đa dạng hóa,
đa phương hóa", trên thực tế, đã được thực hiện từ giai đoạn đầu thời kỳ đổi
mới, có xuất phát điểm từ chính sách kinh tế đối ngoại. Tháng 5-1988, Bộ Chính
trị khóa VI đã ra Nghị quyết số 13-NQ/TW về Nhiệm vụ và chính sách đối ngoại
trong tình hình mới. Theo đó, quan hệ đối ngoại của Việt Nam bắt đầu được đẩy mạnh
theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Về lĩnh vực, hoạt động ngoại giao từ
quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế. Về đối tác, bên
cạnh các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam mở ra quan hệ với các nước Đông Nam Á,
các nước phương Tây. Định hướng "đa dạng hóa, đa phương hóa" chính thức
được đưa vào văn kiện Đại hội VIII (6-1996) và từ đó được tiếp tục khẳng định
trong các văn kiện của Đảng.
Trải qua 31 năm đổi mới, thực hiện định hướng
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, nước ta đã mở rộng và đưa vào chiều
sâu quan hệ với tất cả các đối tác. Về lĩnh vực, bên cạnh quan hệ kinh tế, đã mở
ra quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh với nhiều đối tác. Về phương thức và
loại hình quan hệ đối ngoại, đã khai thác hiệu quả các kênh song phương, đa
phương, phát triển và gia tăng sự hợp tác giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân. Về đối tác, đến nay đã có quan hệ ngoại giao với
185 nước, quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ, thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước. Việt Nam là
thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế lớn.
Những thực tế trên đã chứng tỏ đường lối đối
ngoại đổi mới của Đảng là đúng đắn, thể hiện sự trưởng thành về nhận thức, quan
điểm. Tuy nhiên không phải là không có những khó khăn, thử thách mà chúng ta phải
đối mặt: Thứ nhất, cùng với quá trình mở rộng quan
hệ ngoại giao những lo ngại về an ninh trong nước cũng gia tăng với nhiều mầm mống
nguy hại như sự can thiệp từ bên ngoài, các lực lượng khủng bố, cực đoan… Thứ
hai, trong quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn, chúng ta còn lúng
túng, bị động, dễ bị chi phối, áp đặt. Thứ ba: hội nhập kinh tế quốc tế cũng
đem lại nhiều thách thức cho nền kinh tế trong nước như sự cạnh tranh của hàng
ngoại, hàng giả, hàng nhái…Thứ tư, việc mở rộng giao lưu văn hóa khiến du nhập
vào Việt Nam nhiều yếu tố văn hóa không lành mạnh, không phù hợp với văn hóa
truyền thống người Việt, thậm chí còn mang tính chất phản động. Và còn rất nhiều
khó khăn, thách thức nữa chờ chúng ta khi tiến hành mở rộng quan hệ ngoại giao,
đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đòi hỏi Đảng phải thật tỉnh
táo, đúng đắn khi đề ra các chính sách, đường lối tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét